Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào mùa nước đổ

Vẻ đẹp mùa nước đổ được khắc lên bởi những chiếc gương trời khổng lồ của nước xen lẫn màu đất thật bình dị, mộc mạc mà đẹp đến ngỡ ngàng.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Bức tranh thiên nhiên kỳ thú bằng gam màu của nước

Mù Cang Chải được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp sườn đồi và vẻ thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Bằng đôi bàn tay khéo léo và sức sáng tạo, đồng bào dân tộc nơi đây đã tạo nên hàng ngàn ha ruộng bậc thang rất riêng biệt của Mù Cang Chải.  

Sau hơn 10 năm được biết đến, Mù Cang Chải đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan và trải nghiệm. Năm 2016 thu hút trên 110.000 lượt du khách; năm 2017 thu hút trên 60.000 nghìn lượt; năm 2018 thu hút trên 90.000 lượt.

Như cô sơn nữ duyên dáng đang độ trăng tròn, cả bốn mùa, Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đều khoác trên mình những nét quyến rũ riêng làm say đắm lòng người. Màu vàng óng trải dài nối tiếp nhau trong tiết trời thu, khi mọi cung đường như phát sáng bởi màu vàng rực rỡ của mùa lúa chín, tầng tầng lớp lớp trải dài bất tận. Mùa xuân tới, cũng là lúc Mù Cang Chải thay cho mình chiếc áo hoa đầy màu sắc. Khi là sắc hồng mộng mơ của hoa tớ dày gắn với giai thoại về một tình yêu vĩnh cửu, khi lại là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ chúm chím, e ấp, ngại ngùng như những thiếu nữ vùng cao đang tuổi xuân thì. Rồi chợt bừng sáng với sắc vàng thanh khiết của hoa cải... 

Những cơn mưa hè đầu tiên trút xuống trong khoảng tháng 5, 6 cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải bắt đầu vào mùa nước đổ, mùa cày cấy theo quy luật tự nhiên của trời đất. Từ hàng ngàn đời nay, đồng bào Mông với bản chất cần cù, siêng năng và sáng tạo đã khai hoang đất đai, lấy nước, đắp bờ... tạo thành hàng vạn những thửa ruộng, và ngẫu nhiên đã làm nên một bức tranh thiên nhiên kỳ thú bằng gam màu của nước thật hùng vĩ, uốn lượn quanh những quả đồi, sườn núi của núi rừng Tây Bắc.

Có thể khẳng định, ruộng bậc thang là thành quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo của người Mông đã dày công chinh phục thiên nhiên đưa được cây lúa nước lên vùng đồi núi cao. Công việc khai khẩn được tiếp nối từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng bậc thang mang đậm sắc thái của cư dân vùng cao huyện Mù Cang Chải.

Vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía, biến hóa kỳ ảo

Không còn mang trong mình vẻ rực rỡ áo hoa của mùa xuân, hay sắc vàng óng lúa chín vào mùa thu, vẻ đẹp mùa nước đổ được khắc lên bởi những chiếc gương trời khổng lồ của nước xen lẫn màu đất thật bình dị, mộc mạc mà đẹp đến ngỡ ngàng. Đây cũng là thời điểm người dân xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Những người đàn ông, thanh niên thì mang cày đi làm đất còn những bà mẹ, cô gái thì lấy mạ để cấy. Một nét đặc biệt của nơi đây mà du khách thấy là hình ảnh những mẹ, những chị vừa đi cấy vừa địu theo con hoặc em.

Mùa nước đổ ở Mù Cang Chải có màu sắc biến đổi theo thời gian và theo thời tiết của đất trời. Khi buổi sáng bình minh, ánh nắng chiếu rọi rực rỡ in hình trên mặt nước cùng những tia sáng lấp lánh như pha lê làm cho làn nước thêm lung linh và tuyệt mĩ. Khi chiều tà hoàng hôn buông xuống, ánh tím chiều phản chiếu xuống mặt nước tạo thành hàng ngàn dải lụa tím khắp các thửa ruộng bậc thang đầy mơ mộng. Mà có lẽ, phải tận mắt chứng kiến mới thấy hết được vẻ đẹp muôn hồng ngàn tía, biến hóa kỳ ảo ở nơi đây.

Dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” 

Tham gia Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” năm 2019 (25 - 26/5), du khách sẽ được tận hưởng không gian hùng vĩ, mộng mơ của núi rừng Tây Bắc. Khi gió nâng dù lên cao, du khách sẽ cảm nhận được sự phấn khích tột độ bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, hoành tráng của núi rừng, sự trong lành của khí hậu và vẻ đẹp ngoạn mục của ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Một cảm xúc thật đặc biệt, hào sảng, rạng ngời, mọi lo toan giữa bộn bề dòng chảy cuộc sống như được xua tan; ở tầng cao không trung được hòa mình giữa mây - trời - non nước thiên nhiên rộng lớn, chợt ngộ ra nhiều điều thú vị về cuộc sống mộc mạc, chân tình, hiếu khách của bà con miền núi và vẻ đẹp ruộng bậc thang những ngày mùa nước đổ.

Đặc biệt, đến với hoạt động du lịch “Mùa nước đổ” năm 2019 của huyện Mù Cang Chải, du khách còn được đắm mình trong không khí hội hè tưng bừng của các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao Tây Bắc, như: Hội diễn nghệ thuật quần chúng; Trình diễn trang phục các dân tộc huyện Mù Cang Chải; các gian hàng trưng bày, giới thiệu sách, ấn phẩm du lịch và các sản phẩm của địa phương; trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các xã Chế Cu Nha, La Pán tẩn, Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Cao Phạ, bản thái Nậm Kim (thị trấn)..../.

Được biết, đây là năm thứ 3 liên tiếp huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) tổ chức Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ”, nhằm tôn vinh Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang và các giá trị văn hóa dân tộc Mông, mở ra tiềm năng mới của huyện trong phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ” năm 2019 là tâm điểm của chuỗi hoạt động du lịch “Mùa nước đổ” năm 2019 do huyện Mù Cang Chải tổ chức, diễn ra trong 02 ngày: 25 và 26/5/2019./.
Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.