Những điểm nhấn đáng chú ý tại Lễ hội Hoa Ban năm 2024

Nối tiếp thành công của các kỳ Lễ hội trước, Lễ hội Hoa Ban năm 2024 hứa hẹn sẽ có những điểm nhấn đặc sắc, nét mới lạ, thu hút, mời gọi du khách trong và ngoài nước đến với Điện Biên để khám phá, trải nghiệm.

Lễ hội Hoa Ban Điện Biên nhận được sự quan tâm của nhiều du khách.

Được tổ chức thường niên tại tỉnh Điện Biên từ năm 2014, Lễ hội Hoa Ban đã trở thành biểu tượng văn hóa cho mảnh đất, con người Điện Biên. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”, Hoa Ban sẽ góp phần trở thành biểu tượng để tôn vinh các giá trị di sản văn hóa, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước.

Theo đó, trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban sẽ diễn ra các hoạt động, gồm: Lễ dâng hương Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ; Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 có chủ đề “Về miền Hoa Ban” với chương trình nghệ thuật đặc sắc và màn bắn pháo hoa nổ rực rỡ.

Chương trình nghệ thuật khai mạc được dàn dựng với chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam; đồng thời, lan tỏa thông điệp đến với bạn bè và du khách trong nước và quốc tế về lịch sử, văn hóa, du lịch của Việt Nam và mảnh đất, con người Điện Biên - Tây Bắc.

Trình diễn show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái (từ ngày 13 - 16/3) tại Bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Đây là lần đầu tiên tỉnh Điện Biên tổ chức trình diễn show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái, gắn với điểm đến du lịch để phục vụ nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm của du khách.

Show thực cảnh lần này hứa hẹn sẽ trở thành một hiện tượng nghệ thuật tại Điện Biên, du khách đến Điện Biên dịp mùa hoa ban nở chắc chắn không nên bỏ qua. Show diễn thực cảnh sẽ mang đến những màn trình diễn độc đáo, có một không hai, bên cạnh đó là một góc nhìn lịch sử, văn hóa rất khác và thú vị về mảnh đất Điện Biên, Tây Bắc.

Show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái, diễn ra từ ngày 13 - 16/3.

Cùng với đó, Liên hoan Nghệ thuật Xòe Thái và Nghệ thuật Khèn Mông (diễn ra từ ngày 17 - 18/3) tại Quảng trường 7/5 TP Điện Biên Phủ: lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh mở rộng do các nghệ nhân, diễn viên tỉnh Điện Biên, mời các tỉnh Tây Bắc mở rộng: Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang... có di sản xòe Thái, khèn Mông tham gia. Liên hoan góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Thái và dân tộc Mông, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa các dân tộc trong tỉnh; giới thiệu Nghệ thuật Xòe Thái và Nghệ thuật Khèn Mông tới đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh, bạn bè trong và ngoài nước, tăng cường tình đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Không gian văn hóa vùng cao (từ ngày16 - 18/3) tại Khu vực di tích Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: giới thiệu không gian văn hóa truyền thống của địa phương; không gian phiên chợ vùng cao, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, độc đáo của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; trải nghiệm ẩm thực truyền thống; tổ chức các trò chơi dân gian, truyền thống các dân tộc gồm: Bập bênh, tung còn, tù lu, tó má lẹ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, ném pao... Tổ chức các chương trình văn nghệ, giới thiệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống, trình diễn di sản Then, Xòe của dân tộc Thái và các dân tộc: Mông, Hà Nhì, Khơ Mú, Si La, Cống, Lào và Xạ Phang… Trưng bày giới thiệu những hình ảnh, hiện vật về nơi cư trú, hoạt động lao động sản xuất, văn hóa ẩm thực, trang phục, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Trình diễn và trải nghiệm múa dân gian của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Lễ hội Hoa Ban năm 2024 được tổ chức gắn với khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Về miền Hoa Ban” sẽ là sự kiện lớn nhằm quảng bá điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Điện Biên trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của vùng Trung du miền núi phía Bắc vào năm 2025, thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, đa dạng, chứa đựng bản sắc văn hóa dân tộc và đặc trưng lịch sử của miền đất Điện Biên Phủ anh hùng, linh thiêng. Lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến không gian văn hóa đa sắc màu, mang đậm dấu ấn của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.