Ngọc Chiến - mùa hoa sơn tra

Mùa này, trên các nương đồi ở các bản vùng cao của xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đâu đâu cũng ngập tràn sắc hoa sơn tra nở bung trên những thân cành khẳng khiu. Loại hoa trắng như hoa mận, nhụy màu vàng, kết thành tùng chùm, mỗi bông từ 4 đến 5 cánh. Với đồng bào dân tộc Mông thì sơn tra chính là loại cây kiên cường nhất, song cũng dịu dàng nhất. Mặc cho nắng gió, mưa dầm, sương mù... hoa sơn tra vẫn kết thành chùm, để rồi tiếp đó sai trĩu trịt quả.

 

Hai bên đường đến bản Nậm Nghẹp ngập tràn sắc hoa sơn tra.

Theo người dân, cây sơn tra bám rễ đất đồi nơi này từ lâu lắm rồi, nó đã gắn bó vô cùng mật thiết với đồng bào dân tộc Mông. Cứ mùa xuân đến, sơn tra nẩy lộc đâm chồi rồi trổ hoa trắng muốt khắp núi trên, thung dưới, nhưng thời điểm “quyến rũ” nhất của hoa sơn tra phải là dịp tháng 3 dương lịch, lúc này hoa sơn tra như muốn đua sắc cùng hoa ban, thi nhau nở trắng núi đồi, thung khe, trong vườn nhà, lẫn với những ngôi nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nếu hoa ban được coi như thể hiện sự thanh cao, chân thành và một tình yêu trong trắng, thủy chung, sắt son, gắn bó keo sơn của đồng bào dân tộc Thái, thì hoa sơn tra lại thể hiện sự dung dị, mộc mạc, gần gũi, thân thiện, chân thành của đồng bào dân tộc Mông. Đến Ngọc Chiến mùa này, du khách không chỉ được ngắm hoa sơn tra nở mà còn được nghe những câu chuyện về mối tình lứa đôi, thủy chung, son sắt vượt thời gian của các chàng trai, cô gái Mông nơi rẻo cao. Chuyện kể rằng, trong mỗi lần hẹn hò, chàng trai thường thổi sáo, thổi khèn lá thay cho những lời tâm sự và cả những ước mong về những điều bình dị nhất trong cuộc sống với người con gái mà họ thương yêu. Những tiếng khèn, tiếng sáo đó đã làm cho cô gái rung động và tình yêu nảy nở. Sau bao tháng ngày vun đắp, đúng mùa hoa sơn tra nở rộ thì tình yêu của họ đơm hoa, kết trái.

Hoa sơn tra mang vẻ đẹp mộc mạc, dung dị như vẻ đẹp của thiếu nữ dân tộc Mông.

Đến Ngọc Chiến khám phá, trải nghiệm sẽ cảm nhận rõ Ngọc Chiến là Đà Lạt thu nhỏ giữa lòng Tây Bắc, với nền khí hậu mát lạnh quanh năm. Không chỉ vậy, Ngọc Chiến còn sở hữu những nép đẹp đặc trưng, với những ruộng lúa bậc thang, suối khoáng nóng, hang động đẹp. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp cổ kính, với những mái nhà lợp bằng gỗ pơ-mu hàng trăm năm tuổi phủ màu rêu phong, ở đây còn có cây sa-mu trên 1.000 năm tuổi, có rừng cây sơn tra rộng trên 1.500 ha nở hoa trắng xóa phủ kín đồi của các bản vùng cao, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông.

Để chiêm ngưỡng và khám phá cũng như lưu lại những vẻ đẹp tinh khôi của hoa sơn tra Ngọc Chiến, du khách hãy đến bản Nậm Nghẹp và bản Ngam La để vừa ngắm hoa sơn tra trắng muốt, vừa được trải nghiệm hái quả sơn tra và thưởng thức mùi vị sơn tra trái vụ. Những quả táo nhỏ, vỏ ngoài ửng hồng như đôi má của các thiếu nữ miền sơn cước. Đây cũng là món quà bình dị của núi rừng Tây Bắc được nhiều du khách lựa chọn mang về làm quà cho gia đình, bạn bè trong hành trình du lịch qua miền Tây Bắc, để rồi ai đã đến đều mong được quay trở lại để hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây.

Trần Hiền - Minh Thu

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.