Nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông và tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch, UBND tỉnh Hà Giang vừa phê duyệt Đề án “Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông” tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc.
Đề án được người dân và chính quyền địa phương đón nhận với nhiều kỳ vọng. Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông được quy hoạch tại khu đất rộng 4,6 ha dưới chân đèo Mã Pì Lèng, thuộc tuyến đường cửa ngõ kết nối Đồng Văn và Mèo Vạc. Làng này sẽ được tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng với sự tham gia của 30 hộ dân, được tuyển chọn từ những hộ gia đình người Mông có nhu cầu tham gia và đủ điều kiện tại địa bàn hai xã Pả Vi, Giàng Chu Phìn và thị trấn Mèo Vạc.
Ở tuổi 63, nhưng nghệ nhân Ly Mí Ná tại thôn Pả Vi Hạ rất muốn tham gia làng văn hóa. Khi lần đầu tiên nhìn thấy phối cảnh công trình, ông đặc biệt ấn tượng với cách bài trí không gian của làng theo kiến trúc 3 bông hoa đào. Mỗi bông được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét theo phong cách người Mông. Khuôn viên công trình thoáng đãng và bao gồm bãi đỗ xe rộng rãi. Ông Ná cho hay, ông rất tự hào khi người Mông có một làng văn hóa như vậy, đặc biệt sẽ vui hơn nếu được sống và tham gia làm du lịch tại đó. Hy vọng làng văn hóa đi vào hoạt động sẽ giúp phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, tạo không gian để bà con người Mông thường xuyên biểu diễn văn nghệ, múa khèn, hát các bài hát truyền thống, chơi các trò chơi dân gian. Tham gia làng văn hóa là cơ hội tốt để gia đình ông Ná cùng các hộ khác gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mông cho con cháu đời sau, đồng thời tập trung phát triển các nghề truyền thống như dệt vải, đan quẩy tấu (gùi)… từ đó cải thiện đời sống.
Mong muốn bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông không bị mai một, bà Giàng Thị Hoa tại thôn Pả Vi Hạ chia sẻ: Bà và đa số người dân trong thôn rất ủng hộ việc xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại thôn. Người dân nơi đây chưa biết cách tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ mà chỉ đơn thuần biểu diễn khi được yêu cầu. Do vậy, khi tham gia làng văn hóa, các hộ dân hy vọng chính quyền địa phương sẽ hướng dẫn tổ chức các hoạt động đó một cách bài bản và nhất thiết phải thành lập các đội văn nghệ.
Mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng không phải là mới mẻ ở tỉnh Hà Giang, nhưng làng văn hóa du lịch cộng đồng của người Mông như ở Mèo Vạc thì rất ít. Nói về lý do chọn thôn Pả Vi Hạ làm nơi xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, ông Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Ngoài mặt bằng và đường giao thông thuận tiện, toàn bộ người dân trong thôn là đồng bào người Mông, hiện nay thôn còn một số nghệ nhân nòng cốt có thể khuyến khích bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mông. Việc xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ vừa làm du lịch vừa bảo tồn, quảng bá văn hóa dân tộc Mông. Công trình không chỉ mang nét văn hóa của người Mông ở thôn Pả Vi Hạ mà còn đại diện cho toàn bộ người Mông tại Mèo Vạc, bởi ngoài phục vụ khách du lịch, nơi đây sẽ là điểm đến của chính bà con người Mông tại Mèo Vạc để thưởng thức và hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Việc xây dựng làng văn hóa còn đặt ra mục tiêu tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đặc biệt, để đảm bảo vệ sinh khu vực đón khách du lịch, công trình có quy hoạch riêng cho khu vực chăn nuôi và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Huyện Mèo Vạc đang tổ chức khoanh vùng và cắm mốc khu vực làng văn hóa, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành từ 3 - 5 nhà trình tường ngay trong năm 2016. Từ năm 2017, hoàn thiện khoảng 25 - 27 nhà còn lại cùng các công trình phụ. Dự kiến, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông sẽ mở cửa đón khách từ quý I năm 2018. Công trình hứa hẹn tạo ra nét mới trong không gian văn hóa du lịch tại Mèo Vạc, thu hút khoảng 1.500 khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm./.
Ở tuổi 63, nhưng nghệ nhân Ly Mí Ná tại thôn Pả Vi Hạ rất muốn tham gia làng văn hóa. Khi lần đầu tiên nhìn thấy phối cảnh công trình, ông đặc biệt ấn tượng với cách bài trí không gian của làng theo kiến trúc 3 bông hoa đào. Mỗi bông được xếp bởi 10 ngôi nhà trình tường đất sét theo phong cách người Mông. Khuôn viên công trình thoáng đãng và bao gồm bãi đỗ xe rộng rãi. Ông Ná cho hay, ông rất tự hào khi người Mông có một làng văn hóa như vậy, đặc biệt sẽ vui hơn nếu được sống và tham gia làm du lịch tại đó. Hy vọng làng văn hóa đi vào hoạt động sẽ giúp phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mông, tạo không gian để bà con người Mông thường xuyên biểu diễn văn nghệ, múa khèn, hát các bài hát truyền thống, chơi các trò chơi dân gian. Tham gia làng văn hóa là cơ hội tốt để gia đình ông Ná cùng các hộ khác gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mông cho con cháu đời sau, đồng thời tập trung phát triển các nghề truyền thống như dệt vải, đan quẩy tấu (gùi)… từ đó cải thiện đời sống.
Mong muốn bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông không bị mai một, bà Giàng Thị Hoa tại thôn Pả Vi Hạ chia sẻ: Bà và đa số người dân trong thôn rất ủng hộ việc xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại thôn. Người dân nơi đây chưa biết cách tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ mà chỉ đơn thuần biểu diễn khi được yêu cầu. Do vậy, khi tham gia làng văn hóa, các hộ dân hy vọng chính quyền địa phương sẽ hướng dẫn tổ chức các hoạt động đó một cách bài bản và nhất thiết phải thành lập các đội văn nghệ.
Mô hình làng văn hóa du lịch cộng đồng không phải là mới mẻ ở tỉnh Hà Giang, nhưng làng văn hóa du lịch cộng đồng của người Mông như ở Mèo Vạc thì rất ít. Nói về lý do chọn thôn Pả Vi Hạ làm nơi xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, ông Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Ngoài mặt bằng và đường giao thông thuận tiện, toàn bộ người dân trong thôn là đồng bào người Mông, hiện nay thôn còn một số nghệ nhân nòng cốt có thể khuyến khích bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mông. Việc xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông tại thôn Pả Vi Hạ vừa làm du lịch vừa bảo tồn, quảng bá văn hóa dân tộc Mông. Công trình không chỉ mang nét văn hóa của người Mông ở thôn Pả Vi Hạ mà còn đại diện cho toàn bộ người Mông tại Mèo Vạc, bởi ngoài phục vụ khách du lịch, nơi đây sẽ là điểm đến của chính bà con người Mông tại Mèo Vạc để thưởng thức và hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Việc xây dựng làng văn hóa còn đặt ra mục tiêu tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Đặc biệt, để đảm bảo vệ sinh khu vực đón khách du lịch, công trình có quy hoạch riêng cho khu vực chăn nuôi và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.
Huyện Mèo Vạc đang tổ chức khoanh vùng và cắm mốc khu vực làng văn hóa, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành từ 3 - 5 nhà trình tường ngay trong năm 2016. Từ năm 2017, hoàn thiện khoảng 25 - 27 nhà còn lại cùng các công trình phụ. Dự kiến, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông sẽ mở cửa đón khách từ quý I năm 2018. Công trình hứa hẹn tạo ra nét mới trong không gian văn hóa du lịch tại Mèo Vạc, thu hút khoảng 1.500 khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi năm./.
Theo ĐCSVN
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!