Hòa Bình: Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

Để du lịch cộng đồng ở Hòa Bình phát triển theo hướng bền vững, cần kết hợp hài hòa giữa bảo đảm lợi ích kinh tế của người dân với bảo tồn, giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Những công trình kiến trúc theo lối hiện đại đã xuất hiện ngày càng nhiều
 tại các điểm du lịch cộng đồng ở Hòa Bình.

Những công trình kiến trúc hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều...

Vốn được biết tới là một trong những điểm du lịch cộng đồng khá nổi tiếng ở huyện vùng cao Mai Châu (Hòa Bình), thời gian gần đây, “sức hút” của bản Văn, thị trấn Mai Châu đã giảm đi nhiều chính bởi sự “sáng tạo” của một số hộ gia đình trong bản... 

Những ai thực sự tâm huyết với bản sắc văn hóa truyền thống sẽ không khỏi trăn trở, bởi ngay đầu đường dẫn vào bản Văn đã xuất hiện công trình Nhà nghỉ bản Văn mới được xây dựng đồ sộ theo phong cách kiến trúc hiện đại, hoàn toàn xa lạ với khung cảnh không gian xung quanh. Công trình này được xây dựng khá bề thế với đầy đủ các dịch vụ “như ở thành phố” gồm cả dịch vụ: Ăn uống, karaoke,…, che khuất hoàn toàn những nếp nhà sàn truyền thống phía trong bản Văn. Không quá khi có du khách đã nói với chúng tôi: “Ngay từ những bước chân đầu tiên, cái khối bê tông vô duyên đấy đã khiến khách du lịch thất vọng và mất đi đôi chút hứng thú trước khi khám phá bản du lịch truyền thống của dân tộc Thái”.

Tìm hiểu được biết, việc người dân sở tại tự ý xây dựng những công trình kiên cố không chỉ diễn ra ở bản Văn mà còn dần trở lên phổ biến tại nhiều bản du lịch cộng đồng khác như: Bản Lác, bản Pom Coọng… Nổi bật giữa không gian núi rừng, bên cạnh những ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, người Mường là những nhà nghỉ 2 tầng, 3 tầng hay những quán bar, quán karaoke, quán bi-a,… Cũng không còn là cá biệt khi xuất hiện giữa các bản du lịch cộng đồng ở Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong (Hòa Bình) là những ngôi nhà sàn được làm bằng bê tông, lợp…bloximăng(?!).

Trao đổi với chúng tôi, một số người dân địa phương cho rằng, việc xây dựng của họ thời gian qua đều xuất phát từ mục đích đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các “thượng đế”. Tức là, có cung thì ắt phải có cầu. Theo họ, đối tượng khách đến với các bản du lịch cộng đồng phần lớn là các bạn sinh viên và những người trẻ tuổi nên khách đòi hỏi những dịch vụ hiện đại đi kèm. Để hút được khách và cạnh tranh có hiệu quả, nhiều hộ buộc phải đầu tư để xây dựng và “làm mới” dịch vụ của gia đình mình.

Nhìn nhận từ góc độ văn hóa, việc xuất hiện ngày càng nhiều những công trình xây dựng theo lối kiến trúc kiên cố cùng những loại hình dịch vụ hiện đại giữa các bản du lịch cộng đồng là biểu hiện rõ nét nhất cho sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cư dân bản địa. Về lâu dài, những bản làng vùng cao đang đứng trước nguy cơ bị pha tạp về kiến trúc nói riêng và văn hóa nói chung. Tính bản sắc của những bản du lịch cộng đồng giữa không gian núi rừng Tây Bắc với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt và những nếp nhà sàn truyền thống vô tình đã bị phá vỡ bởi những công trình xây dựng mới, những ngôi nhà sàn bằng bê tông cốt thép. 

Đồng chí Hà Thị Hòa, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Mai Châu cho biết, thời gian qua, hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tại một số điểm du lịch cộng đồng đã phát sinh tình trạng các hộ dân xây dựng nhà nghỉ, nhà ở, bếp, phòng dịch vụ bằng bê tông khiến cho không gian văn hóa nhà sàn truyền thống của các dân tộc bị phá vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp hoang sơ và tính độc đáo riêng có của các địa điểm du lịch. Nhiều loại hình dịch vụ không phù hợp với hoạt động du lịch cộng đồng cũng xuất hiện như: Xông hơi, karaoke, quầy bar… Thực trạng này đã và đang ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.

Bản sắc văn hóa làm nên sức hút của du lịch cộng đồng

Mặc dù một số người dân địa phương cho rằng những biến đổi kể trên là do đáp ứng nhu cầu của du khách, song thực tế những gì đã và đang diễn ra lại không giống cách họ lý giải, bởi tại nhiều địa bàn ở tỉnh miền núi Hòa Bình đang có sự dịch chuyển dần của khách du lịch từ các bản du lịch cộng đồng có nhiều công trình “cách tân” đến những điểm du lịch còn giữ được bản sắc văn hóa. Điển hình như ở huyện Mai Châu, nếu như du khách tại một số địa điểm như bản Văn, bản Lác, bản Pom Coọng đang có xu hướng giảm dần thì ở những tại những điểm du lịch còn tương đối hoang sơ, nguyên vẹn nét truyền thống tại các xã Bao La, Ba Khan, Thung Khe, Xăm Khòe, Piềng Vế…, lượng khách tìm đến lại dần tăng lên. 

Lý giải thực tế này, anh Lò Văn Hoan, chủ một cơ sở lưu trú tại bản Bước, xã Xăm Khòe cho biết: "Khách tìm đến vùng cao vì họ muốn khám phá những nét văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường…, chứ những ngôi nhà, dịch vụ hiện đại thì miền xuôi họ thiếu gì đâu...".

Thực tế phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua đã chứng minh, điểm quan trọng nhất làm nên sức hấp dẫn của loại hình du lịch này chính là bản sắc văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc bản địa. Du khách thập phương tìm đến với những bản du lịch cộng đồng trước hết là để được trải nghiệm, được khám phá những gì thuộc về văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời sống, trong lao động sản xuất của dân. Và điều níu giữ họ, tạo cho họ hứng thú là sự độc đáo của văn hóa vùng miền, là nét riêng có của mỗi bản du lịch cộng đồng, của mỗi địa phương chứ không phải là những công trình xây dựng hiện đại hay những dịch vụ đi kèm.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Hòa Bình chia sẻ, thời gian qua, các địa phương có loại hình du lịch cộng đồng trong tỉnh đã tăng cường công tác vận động nhân dân không xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, công trình bê tông kiên cố trong các điểm du lịch cộng đồng đã được quy hoạch; không kinh doanh những loại hình dịch vụ như: Xông hơi, karaoke…; tuyên truyền, động viên người dân mặc trang phục dân tộc trong các ngày lễ, tết và những ngày có du khách đến tham quan, du lịch; tích cưc luyện tập các tiết mục văn hóa, văn nghệ dân gian để phục vụ du khách. Đồng thời, thông qua các kênh thông tin, xúc tiến du lịch, việc quảng bá hình ảnh du lịch Hòa Bình nói chung và các điểm du lịch cộng đồng nói riêng cũng được đẩy mạnh, qua đó giúp tăng lượng du khách đến với loại hình du lịch cộng đồng.

Thiết nghĩ, sức hút chủ yếu của các bản làng du lịch cộng đồng chính là vẻ đẹp hoang sơ và những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống. Kiên trì bảo tồn, giữ gìn, phát huy những vẻ đẹp đó gắn với việc hạn chế sự pha tạp, lai căng về văn hóa sẽ là cơ sở để du lịch cộng đồng ở Hòa Bình thực sự phát triển bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống của người dân vừa góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn./.

 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài

    Khoa Giáo -
    Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, Hội Khuyến học huyện Thuận Châu đã có nhiều cách làm sáng tạo, khơi dậy phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.
  • 'Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Mộc Châu phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở

    Sức khỏe -
    Tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngay tại cơ sở, huyện Mộc Châu đã tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị và nguồn nhân lực phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế.
  • 'Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    Giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân

    An ninh trật tự -
    Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại cơ sở, Công an xã Mường Bon, huyện Mai Sơn luôn chủ động, nắm chắc tình hình địa bàn, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
  • 'Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile và Cộng hòa Peru

    Đối ngoại -
    Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile từ̀ ngày 09 đến ngày 12/11/2024; thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 đến ngày 16/11/2024.
  • 'Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Giảm "dấu chân carbon" trong hoạt động du lịch

    Du lịch -
    "Dấu chân carbon" (carbon footprint) trong du lịch là tổng lượng khí nhà kính, chủ yếu là CO2 được thải ra trong quá trình thực hiện một chuyến đi. Việc này bao gồm mọi hoạt động: Di chuyển tới điểm đến, ăn uống, lưu trú giải trí... Vì thế, du lịch tuy được gọi là ngành công nghiệp xanh, công nghiệp không khói nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ phát thải khá lớn. Thậm chí, ngành công nghiệp không khói còn được dự báo có thể sinh ra 6,5 tỷ tấn khí thải carbon vào năm 2025 và chiếm khoảng 13% lượng khí thải nhà kính; trong đó, hàng không chính là nguồn phát thải lớn nhất với 25% tổng lượng khí thải CO2 của ngành du lịch.
  • 'Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Bắc Yên sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị

    Huyện Bắc Yên -
    Ngày 6/11, Huyện ủy Bắc Yên đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, giai đoạn 2021-2025.