Giữ gìn bản sắc dân tộc gắn với phát triển du lịch

Ở vị trí cửa ngõ của tỉnh, với 94% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Vân Hồ còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán độc đáo, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Giọng nữ
Trải nghiệm làm tranh giấy dó của đồng bào dân tộc Mông, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ.

Giữ lửa văn hóa dân tộc

Ngôi nhà nhỏ ở tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, nơi ông Bàn Văn Đức, nghệ nhân ưu tú duy nhất của huyện, đã bảo tồn chữ Nôm Dao và các nghi lễ truyền thống của dân tộc mình. Ngoài nỗ lực truyền dạy ngôn ngữ, dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ, ông còn đưa nghi lễ truyền thống trong đám cưới, nghi lễ cấp sắc của người Dao Tiền trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hơn 25 năm qua, ông đã tổ chức gần 20 lớp truyền dạy chữ viết, dân ca, dân vũ cho hơn 1.000 học viên tại các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Phù Yên của tỉnh và huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Ông Đức chia sẻ: Những giá trị văn hóa của dân tộc mình cần được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau. Tôi mong muốn các thế hệ trẻ hiểu biết về nguồn cội và phát triển những nét đẹp truyền thống ấy trong đời sống hiện đại, góp phần đưa di sản văn hóa phi vật thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo tại địa phương.

Phát triển du lịch cộng đồng

A Chu Homestay tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, do anh Tráng A Chu làm chủ, là nơi nghỉ dưỡng và cũng là nơi để du khách khám phá văn hóa dân tộc Mông thông qua trang phục, những món đồ trang trí trong homestay, hoặc được những trải nghiệm làm giấy dó, vẽ sáp ong, giã bánh dày.

Anh Tráng A Chu nói: Làm du lịch đã giúp tôi tham gia bảo tồn văn hóa dân tộc và cải thiện đời sống của gia đình, cộng đồng. Năm 2024, A Chu Homestay đã đón gần 3.200 lượt khách, trong đó 35% là du khách quốc tế. Homestay đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 4-7 triệu đồng/người/tháng.

Bà Inbal Meyuhas, du khách đến từ Israel chia sẻ: Tôi không ngờ vùng núi Sơn La của Việt Nam lại đẹp tới vậy. Những con đường ngoằn ngoèo trong sương, những đồi hoa trắng, vàng nối dài, những ngôi nhà gỗ ấm áp, người dân nơi đây, thân thiện, dễ mến. Tôi biết đến A Chu homestay qua Google, chuyến đi này đã cho tôi và người thân những trải nghiệm đáng nhớ.

Trước đây, gia đình anh Tráng A Của duy trì nghề làm giấy dó để phục vụ cho gia đình, dòng tộc. Được tuyên truyền, vận động, gia đình anh trồng hoa, dùng những quả bí đỏ để trang trí sân vườn, duy trì làm giấy dó, mở cửa đón khách đến tham quan, trải nghiệm. Ban đầu, việc giới thiệu về quy trình, sản phẩm truyền thống đơn thuần không thu hút du khách. Sau khi nhận được sự góp ý của khách du lịch và anh em trong bản, anh có ý tưởng làm tranh từ giấy dó kết hợp với hoa, lá xung quanh nhà để du khách trải nghiệm và có sản phẩm mang về làm quà. Trung bình mỗi tuần, gia đình anh đón khoảng 7-10 đoàn du khách đến trải nghiệm, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Sản phẩm du lịch gắn với văn hóa bản địa

Bản Chiềng Đi 1, 2; bản Hua Tạt, bản Suối Lìn, xã Vân Hồ; bản Phụ Mẫu, Nà Bai, xã Chiềng Yên và các di tích, danh thắng, như: Đền Hang Miếng, xã Quang Minh; hang mộ Tạng Mè, xã Suối Bàng; thác Tạt Nàng, suối nước nóng, xã Chiềng Yên; thác Nàng Tiên, Đền Thờ nàng Bẳng Mương, xã Chiềng Khoa; Đền Cô Đôi Thượng Ngàn, xã Song Khủa; Khu căn cứ cách mạng Mộc Hạ... là những địa điểm tiêu biểu tại huyện Vân Hồ đã và đang phát triển các sản phẩm du lịch, gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, hay làm giấy dó được phục dựng, vừa giữ gìn văn hóa truyền thống vừa phục vụ khách tham quan. Những đặc sản địa phương, như quýt, đào, gạo nếp, cá suối..., góp phần tạo ra sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn trong trải nghiệm của du khách.

Hiện nay, huyện Vân Hồ có hơn 100 đội văn nghệ, thường xuyên tập luyện, tổ chức giao lưu, biểu diễn phục vụ khách du lịch. Đồng thời, huyện thành lập các CLB văn nghệ hát dân ca, múa dân gian tại các bản du lịch cộng đồng; phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian phục vụ phát triển du lịch.

Năm 2024, huyện Vân Hồ đón gần 332.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 233,5 tỷ đồng. Ông Ngô Văn Dự, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện, cho biết: Chúng tôi xác định văn hóa là gốc rễ để phát triển du lịch. Trong đó, những nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ là chủ thể của văn hóa, có trách nhiệm “giữ lửa” cho văn hóa truyền thống của dân tộc. Cùng với tôn vinh các giá trị văn hóa; biểu dương sự đóng góp của các nghệ nhân đang gìn giữ, lan tỏa và truyền dạy kiến thức văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian, huyện tổ chức đào tạo nhân lực ngành du lịch, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, xây dựng đa dạng các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua phục dựng các nghi lễ truyền thống, xây dựng làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ tại các bản du lịch cộng đồng.

Với hướng đi đúng, huyện Vân Hồ phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn, góp phần đưa văn hóa các dân tộc Tây Bắc đến với du khách, tạo sinh kế bền vững cho nhân dân trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thu Thảo
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ươm mầm xanh nơi biên giới

    Ươm mầm xanh nơi biên giới

    Những ngày tháng 5, chúng tôi trở lại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, vùng biên cương của Tổ quốc. Nơi đây, trong ngôi nhà Biên phòng, ngoài những cán bộ, chiến sĩ, còn có những “mầm xanh” đang lớn lên từng ngày, nhờ sự chở che, nuôi dưỡng từ mô hình dân vận khéo “Ươm mầm xanh biên giới - Vững bước tới tương lai”. Đây là một trong những mô hình hay trong học tập và làm theo gương Bác của Bộ đội Biên phòng tỉnh.
  • 'Hiệu quả quỹ tiết kiệm tặng thẻ bảo hiểm y tế

    Hiệu quả quỹ tiết kiệm tặng thẻ bảo hiểm y tế

    Học Bác về tinh thần tương thân, tương ái, Đảng bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng mô hình “Quỹ tiết kiệm tặng thẻ bảo hiểm y tế”, vận động sự chung tay góp sức của đảng viên, viên chức ngành bảo hiểm xã hội, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... mua thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đảm bảo an sinh xã hội.
  • 'Mô hình phân công đảng viên giúp đỡ hộ nghèo

    Mô hình phân công đảng viên giúp đỡ hộ nghèo

    Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành ủy Sơn La đã triển khai nhiều cách làm sáng tạo, tiêu biểu là mô hình phân công cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
  • 'Học tập và làm theo Bác, vì hạnh phúc của nhân dân

    Học tập và làm theo Bác, vì hạnh phúc của nhân dân

    Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, lan tỏa rộng khắp trong hệ thống chính trị và xã hội, tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
  • 'Tư tưởng nhân văn và khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lăng kính bạn bè quốc tế

    Tư tưởng nhân văn và khát vọng hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lăng kính bạn bè quốc tế

    Thời sự - Chính trị -
    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại dấu ấn đặc biệt trong tâm trí các nhà báo, học giả, chính khách và giới truyền thông quốc tế. Với họ, Người không chỉ là một chiến lược gia lỗi lạc mà còn là hiện thân của một nền đạo lý Á Đông khoan hòa, một tấm lòng nhân hậu kết tinh từ tinh thần dân tộc và tư tưởng tiến bộ của nhân loại, là biểu tượng của tư tưởng nhân văn sâu sắc, của tinh thần hòa hiếu và khát vọng hòa bình.
  • 'Bác trong tim ta

    Bác trong tim ta

    Thời sự - Chính trị -
    Hôm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 / 19-5-2025). Với lòng thành kính và biết ơn vô hạn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bồi hồi, xúc động tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Người đã trọn cuộc đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 19/5/2025

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 19/5/2025

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 23-26 độ Vĩ Bắc bị nén, dịch dần xuống khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, kết hợp với vùng hội tụ gió lên đến 3.000 m từ ngày 19/5 hoạt động yếu dần. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn dần về phía Tây sau có cường độ ổn định. Thời tiết: Nhiều mây, đêm nay và sáng mai có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to và dông, sau mưa giảm dần. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngày có lúc giảm mây trời nắng.