Ghi từ Hội trà cao nguyên Mộc Châu năm 2019

Trong 2 ngày (10 và 11/5), đã có hàng nghìn lượt khách du lịch thập phương đổ về Chi nhánh Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty cổ phần tại Sơn La - Vinatea Mộc Châu để tham dự các hoạt động tại Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ IV, năm 2019. Đặc biệt, sự kiện càng có ý nghĩa khi được tổ chức đúng dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương về thăm, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc huyện Mộc Châu (8/5/1959-8/5/2019).

Các đội tham gia phần thi hái chè.

Những cánh đồng chè của cao nguyên Mộc Châu dịp này được phủ một màu xanh mơn mởn, với gần 2.000 ha chè, sản lượng đạt trên 23.000 tấn/năm và đã được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý trong nước, Bộ Khoa học và Công nghệ Thái Lan cấp quyền bảo hộ Chỉ dẫn địa lý chè shan tuyết Mộc Châu tại Thái Lan. Huyện Mộc Châu luôn quan tâm gắn năng suất với chất lượng, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn. Hiện nay, sản phẩm chè mang thương hiệu Mộc Châu đã có mặt trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Nhật Bản, Đài Loan, Pakistan và Afghanistan...

Tham gia Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ IV, năm 2019 có 4 đội, gồm: Công ty cổ phần tại Sơn La Vinatea Mộc Châu, Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ, Công ty cổ phần chè Chiềng Ve và Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè Tân Lập. Hội trà diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn: Biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Tiếng hát người làm chè”; trưng bày sản phẩm trà và trình diễn nghệ thuật pha trà; triển lãm ảnh, trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch; tổ chức tham quan đồi chè...

Đặc biệt tại Hội trà năm nay, lần đầu tiên Ban Tổ chức đưa phần thi sao chè thủ công theo phương pháp truyền thống đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Các đội phải thực hiện các công đoạn hái chè, vò chè, nhóm bếp củi và sao chè trên chảo bằng tay... Chị Nguyễn Thị Phượng, công nhân Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ cho biết: Để được mẻ chè thơm, nước xanh, có vị đậm và ngon, người làm chè phải có nguyên liệu tốt, chọn loại củi chắc, than lâu tàn để đốt, điều chỉnh lửa, nhiệt độ phù hợp và phải đảo chè liên tục bằng tay để tránh chè bị cháy... Đặc biệt, người sao chè còn phải có kinh nghiệm thì mới có được mẻ trà ngon.

Ông Đỗ Như Vưu, Chủ tịch Hội sản xuất, chế biến và kinh doanh chè Mộc Châu, Trưởng Ban tổ chức Hội trà cho biết: Hiện nay, việc chế biến chè được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc, do vậy Ban tổ chức đã đưa thêm phần thi sao chè thủ công theo phương pháp truyền thống, với mong muốn giới thiệu tới du khách hiểu rõ về quy trình chế biến chè thời xưa, khi chưa có máy móc công nghệ hiện đại.

Sôi nổi nhất là phần thi hái chè đã thu hút đông đảo khách du lịch đến xem và cổ vũ cho các đội thi. Ban Tổ chức bố trí 28 luống chè, mỗi người hái 1 luống theo vị trí đã được bốc thăm; thực hiện việc hái chè bằng tay, hái hết các búp chè trên mặt tán chè theo tiêu chuẩn một tôm và không quá 3 lá non. Búp chè không bị dập nát, không lẫn lá bánh tẻ, lá già; tán chè sau khi hái phải bằng phẳng để lứa sau, chè lên đều búp.

Chị Nguyễn Quỳnh Anh, khách du lịch Hà Nội phấn khởi: Tôi rất may mắn khi đến đây đúng dịp diễn ra Hội trà, được hòa mình trong không gian ngày hội và được xem, tìm hiểu và cảm nhận rõ hơn về quá trình sản xuất, chế biến chè thủ công trước đây và công nghệ chế biến chè hiện nay.

Kết thúc Hội trà, Ban Tổ chức đã trao giải nhất toàn đoàn và giải nhất phần thi hái chè cho đội Công ty cổ phần chè Cờ Đỏ; trao giải nhất phần thi sao chè cho đội Công ty cổ phần chè Chiềng Ve; trao 2 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích cho các đội đoạt giải. Ban Chấp hành Hội sản xuất, chế biến, kinh doanh chè Mộc Châu tặng Giấy khen cho Chi nhánh Tổng Công ty Chè Việt Nam - Công ty cổ phần tại Sơn La - Vinatea Mộc Châu đã có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức Hội trà. Hội trà cao nguyên Mộc Châu lần thứ IV, năm 2019 đã kết thúc tốt đẹp và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người xem. Đây cũng là dịp tôn vinh những người trồng chè và giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè shan tuyết Mộc Châu đến với người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, tiêu thụ chè, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời, quảng bá, thúc đẩy du lịch huyện Mộc Châu ngày càng phát triển.

 Đình Thành - Việt Anh

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.