Đảo Trái tim - điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Quỳnh Nhai

Là một trong những điểm du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Sơn La ở Quỳnh Nhai, sau hơn một năm đi vào hoạt động, đảo Trái tim đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm.

Một góc đảo Trái tim.

Đảo Trái tim nằm cách cầu Pá Uôn hơn 10 km về phía thượng nguồn, diện tích khoảng 1,3 ha. Trước đây, khu vực này là một dãy núi đá nằm cạnh bản Hát Lếch, thuộc xã Chiềng Ơn, một bản của đồng bào dân tộc La Ha. Năm 2010, khi thủy điện Sơn La ngăn đập, tích nước, đỉnh núi trở thành hòn đảo nằm giữa hồ nước mênh mông, nhìn từ trên cao, hòn đảo có hình dáng như trái tim. Nhằm khai thác tiềm năng của đảo, thu hút du khách, năm 2018, được sự tạo điều kiện của huyện, HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đã cải tạo, đầu tư xây dựng nơi đây trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

Ông Đặng Quang Giàu, Chủ tịch HĐQT HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai cho biết: Dự án khu du lịch sinh thái lòng hồ được thực hiện với 5 giai đoạn, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 50 tỷ đồng, trong đó, đầu tư vào xây dựng đảo Trái tim gần 6 tỷ đồng, gồm một điểm trưng bày các sản phẩm của bà con các dân tộc thiểu số trong vùng, cùng 3 nhà hàng để phục vụ khách thăm quan. Hiện nay, HTX đang triển khai giai đoạn 2, tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng, trong đó, đảo Trái tim tiếp tục được đầu tư hơn 10 tỷ đồng, với các hạng mục: bãi tắm, nhà nổi, công viên nước và các dịch vụ chèo thuyền, trải nghiệm bắt cá trên sông... dự kiến bắt đầu đưa vào hoạt động vào dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay để phục vụ khách du lịch.

Cùng với các điểm du lịch tâm linh, như Đền Linh Sơn - Thủy Từ, Đền Nàng Han, Di tích lịch sử cây đa Pắc Ma và dịch vụ tham quan lòng hồ, trải nghiệm tắm suối nước nóng bản Bon (xã Mường Chiên)... đảo Trái tim đi vào hoạt động đã góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽ cho du lịch sinh thái ở Quỳnh Nhai. Đến với đảo Trái tim, du khách sẽ được thưởng thức các món ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái được chế biến từ cá sông Đà và trải nghiệm hoạt động cho cá ăn, nghe các nghệ nhân hát Then, xem múa cổ truyền dân tộc Thái, chụp ảnh lưu niệm bên con đường hoa, dốc nón hay dưới những tán cây, tảng đá lâu năm hoặc trên boong tàu được thiết kế vươn ra lòng hồ...

Chị Đào Thị Thảo, một du khách đến từ tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Lần đầu tiên đến với mảnh đất Quỳnh Nhai và tham quan đảo Trái tim, tôi rất thích cảnh vật nên thơ, những nét hoang sơ nơi đây, sương mờ ảo, nước hồ trong xanh, không khí trong lành, yên tĩnh, giúp quên đi những đi những bộn bề của cuộc sống thường ngày. Sau chuyến du lịch này, tôi sẽ giới thiệu cho anh em, bạn bè, người thân về du lịch sinh thái ở Quỳnh Nhai và nhất định sẽ quay lại nơi đây thêm nhiều lần nữa.       

Phát huy những lợi thế của mình, đảo Trái tim đã cùng các điểm du lịch của huyện Quỳnh Nhai thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm, góp phần quảng bá nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, những cảnh quan, nét đẹp của huyện.

Thủy Tiên
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.