Ẩm thực làm tăng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam

Bên cạnh giá trị về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, sự độc đáo, hấp dẫn của ẩm thực tại điểm đến cũng được xác định là một trong những yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy du lịch. Sở hữu nền ẩm thực phong phú, đa dạng cùng những tinh hoa trong cách chế biến, thưởng thức được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch ẩm thực, biến ẩm thực thành lợi thế thu hút khách.

Giới thiệu ẩm thực truyền thống tại Liên hoan Văn hóa ẩm thực đất Tổ năm 2023. (Ảnh: VIỆT DŨNG)
Giới thiệu ẩm thực truyền thống tại Liên hoan Văn hóa ẩm thực đất Tổ năm 2023. (Ảnh: VIỆT DŨNG)

Theo ước tính của Tổ chức Du lịch ẩm thực thế giới (World Food Tourism Association - WFTA), có tới 81% số du khách quốc tế có nhu cầu tìm hiểu ẩm thực địa phương. Họ sẵn sàng dành trung bình 25-35% ngân sách cho các khoản chi tiêu liên quan đến thực phẩm và đồ uống trong hành trình du lịch. Thống kê này cho thấy, ẩm thực không còn chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ nhu cầu ăn uống đơn thuần của du khách mà đã dần trở thành một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch, chi phối mạnh mẽ tới quyết định lựa chọn điểm đến và kích thích khả năng chi tiêu của du khách.

Vì thế, không lý gì Việt Nam lại không tận dụng thế mạnh về ẩm thực để tăng cường sức hút điểm đến, nhất là khi thời gian qua, ẩm thực Việt Nam liên tục được các đơn vị, tổ chức quốc tế vinh danh. Mới đây, chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel + Leisure của Mỹ đã gọi tên Việt Nam là điểm đến có nền ẩm thực hấp dẫn khu vực châu Á năm 2023. Độc giả của nền tảng du lịch lớn nhất thế giới Tripadvisor đã bình chọn Hà Nội là một trong 20 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2023.

Trước đó, nhiều món ăn nổi tiếng của Việt Nam như phở, bánh mì, bún chả, bánh cuốn… đã được tôn vinh trên nhiều kênh truyền thông quốc tế uy tín. Điều này càng khẳng định ẩm thực Việt chính là tài nguyên giúp tạo lợi thế so sánh để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên bản đồ du lịch thế giới.

Thời gian qua, sức hấp dẫn của ẩm thực đã được chú trọng nhiều hơn trong thiết kế và quảng bá các sản phẩm du lịch. Khái niệm “du lịch ẩm thực” cũng đã được đề cập nhiều hơn khi một số công ty bước đầu tổ chức các tour thưởng thức, khám phá ẩm thực. Tuy nhiên, những hoạt động này mới dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ.

Ẩm thực nhìn chung vẫn chỉ được nhìn nhận như một yếu tố quan trọng đối với du lịch mà chưa được tiếp cận như một loại hình du lịch, vì thế chưa có những sản phẩm du lịch thật sự làm nổi bật giá trị của ẩm thực. Chia sẻ tại Đại hội Công nghiệp du lịch quốc gia do Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia phối hợp các đơn vị liên quan vừa tổ chức tại Hà Nội, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia Việt Nam cho hay, vào đầu những năm 2000, Việt Nam đã đặt hàng một nhóm học giả hàng đầu của Trường đại học Harvard, Mỹ xây dựng một báo cáo về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã đưa ra một câu hỏi, cũng là một khuyến nghị quan trọng: “Tại sao Việt Nam không trở thành bếp ăn của thế giới?”.

Giáo sư Philip Kotler - cha đẻ của marketing hiện đại cũng đã nhiều lần nhắc tới khuyến nghị này. “Các giáo sư Mỹ đã rất có lý để nhấn mạnh lợi thế phát triển du lịch Việt Nam mà “bếp ăn của thế giới”, cả trên ý nghĩa ẩm thực và tinh thần, là một thương hiệu có tính chất khái quát sâu sắc. Những gợi ý này được đưa ra vào đầu những năm 2000, nhưng dường như đã bị lãng quên sau đó. Và rồi, hơn 10 năm sau, trong một chuyến đi công tác tại Thái Lan, tôi mới giật mình, thấy Thái Lan đã sử dụng chính slogan này để quảng bá cho du lịch Thái: “Thailand - The kitchen of the World” (“Thái Lan - Bếp ăn của thế giới”) chứ không phải Việt Nam. Tôi thấy có phần tiếc nuối...” - Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc bày tỏ. Rõ ràng, nếu không có chiến lược phát triển bài bản và chậm trễ trong quảng bá, tiếp thị thì dù giàu tiềm năng, thế mạnh đến mấy, ẩm thực Việt Nam cũng khó trở thành “thỏi nam châm” hút khách.

Thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị ẩm thực Việt Nam, từ đó mang đến lợi ích kinh tế và phát triển du lịch địa phương, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) đã triển khai đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022-2024”.

 

Vừa qua, trong giai đoạn 1 của đề án, VCCA đã trao chứng nhận cho 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam được lựa chọn từ 421 đề cử của các địa phương trên cả nước để trao chứng nhận, tiến tới thực hiện giai đoạn 2 nhằm xây dựng “Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu đó thành “Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam”, “Bảo tàng trực tuyến ẩm thực Việt Nam”. Các sản phẩm này được xác định sẽ góp phần tạo bước đệm để đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là du lịch Việt Nam.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh quảng bá, điều quan trọng là phải tiếp cận du lịch ẩm thực dưới dạng trải nghiệm. Lâu nay, đối với ẩm thực, du khách hầu như mới chỉ đóng vai trò là người quan sát và thưởng thức. Để tạo ấn tượng khó quên, cần cá biệt hóa những trải nghiệm về ẩm thực của du khách trên cơ sở kết hợp khám phá và thực hành, cho du khách thử cảm giác nuôi trồng, sơ chế, chế biến nguyên liệu thành món ăn, giao lưu với các chuyên gia ẩm thực... để hiểu hơn về ẩm thực Việt Nam với sự tinh tế, kỳ công trong quy trình chế biến và ý nghĩa văn hóa gắn với từng món ăn vùng miền.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho biết: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2023 đã xác định du lịch ẩm thực là một trong những dòng sản phẩm quan trọng góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và thương hiệu du lịch Việt Nam.

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch ẩm thực, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch ẩm thực hấp dẫn, chất lượng, trong đó chú trọng cung cấp các trải nghiệm khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng tại điểm đến gắn với các món ăn, đồ uống; quan tâm chia sẻ với du khách về không gian ăn hay văn hóa ứng xử trong khi ăn theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, từ đó nâng hành trình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới.

Ông Nguyễn Lê Phúc cho hay, ngành du lịch cũng sẽ tăng cường quảng bá rộng rãi về văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới thông qua các sự kiện quốc tế được tổ chức trong nước và nước ngoài, nhất là ở những quốc gia được xác định là thị trường du lịch trọng điểm.

Theo NDĐT
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.