Tổ chức thành công Hội nghị WEF: Một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra từ ngày 11 - 13/9/2018, tại Hà Nội, là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn được tổ chức ở Việt Nam trong năm 2018 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực. Việc tổ chức thành công Hội nghị WEF là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) từ ngày 11-13/9/2018 tại Hà Nội là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn được tổ chức ở Việt Nam trong năm 2018 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực, các tổ chức quốc tế lớn, gần 1.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu ASEAN và thế giới cùng hàng trăm phóng viên báo chí quốc tế có uy tín. Với quy mô, tính chất và tầm vóc như vậy, có thể nói việc tổ chức thành công sự kiện này được xác định là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2018, góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, đóng góp thiết thực vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế.

Việt Nam là đối tác tin cậy và ưu tiên của WEF trong khu vực.

Kể từ khi Việt Nam và WEF bắt đầu hợp tác năm 1989 đến nay, WEF là một diễn đàn quan trọng, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác với WEF, chủ động, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp, sáng kiến nổi bật tại diễn đàn có uy tín hàng đầu thế giới này. Năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị WEF Đông Á (tiền thân của Hội nghị WEF ASEAN). Năm 2016, theo sáng kiến của Việt Nam, Hội nghị WEF về khu vực Mê Công lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội nhằm kết nối, quảng bá khu vực Mê Công với các tập đoàn lớn của thế giới.Việt Nam đang tích cực tham gia các sáng kiến, hoạt động của WEF trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin…, qua đó tiếp cận và tăng cường hợp tác với các tập đoàn hàng đầu của thế giới nhằm mở rộng thị trường và thu hút đầu tư.

Đến nay, Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trong khu vực Đông Nam Á mà WEF đã ký và triển khai Thỏa thuận hợp tác theo mô hình đối tác công-tư (PPP). Đây là một nội dung hợp tác quan trọng, thực chất, theo đó WEF hỗ trợ và tư vấn cho Việt Nam nâng cao năng lực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. WEF đánh giá việc thực hiện thành công thỏa thuận hợp tác với Việt Nam sẽ là mẫu hình để WEF xem xét khả năng mở rộng áp dụng với các nước khác trong khu vực.

Hội nghị WEF ASEAN là một trọng tâm đối ngoại trong năm 2018

Hội nghị WEF ASEAN năm nay diễn ra trong bối cảnh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tiếp tục được đẩy mạnh, tình hình thế giới và khu vực biến chuyển nhanh và phức tạp, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) ngày càng sâu sắc. Trong bối cảnh đó, chủ đề của Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 là “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0” được chính giới, doanh nghiệp, bạn bè và đối tác quốc tế, nhất là các nước ASEAN, tích cực hưởng ứng; đánh giá đây là chủ đề phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phản ánh sự quan tâm chung của các nước ASEAN và khu vực, gắn kết và bổ sung cho chủ đề chung của ASEAN năm 2018 là hướng tới “ASEAN tự cường và sáng tạo”.

Là nước chủ nhà và đồng tổ chức Hội nghị WEF ASEAN, chúng ta đã tạo được dấu ấn của Việt Nam khi đưa vấn đề CMCN 4.0 vào nội hàm chủ đề của Hội nghị, cũng như lồng ghép nhiều vấn đề Việt Nam và các nước ASEAN quan tâm vào nội dung nghị sự của Hội nghị như: khởi nghiệp sáng tạo, hạ tầng và đô thị thông minh, lao động - việc làm trong CMCN 4.0, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp công nghệ cao…

Xoay quanh chủ đề nói trên, Hội nghị WEF ASEAN là diễn đàn có uy tín để các nhà lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài khu vực nhìn nhận, đánh giá đúng tầm vóc và tác động của CMCN 4.0 đối với các nước ASEAN và khu vực, đặc biệt là tác động đến doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, chia sẻ các ý tưởng, tầm nhìn, các hướng đi và chính sách phù hợp để khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân trong CMCN 4.0 nhằm nâng cao năng lực tự cường và duy trì sự phát triển năng động của các nước ASEAN, góp phần vào thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng đến người dân, lấy người dân làm trung tâm.

Không phải ngẫu nhiên Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 thu hút được sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đông đảo tập đoàn quốc tế hàng đầu, cũng như sự tham dự của cả Chủ tịch sáng lập và Chủ tịch điều hành WEF.

Điều này không chỉ thể hiện chủ đề, nội dung Hội nghị WEF ASEAN đáp ứng quan tâm và lợi ích chung của khu vực và thế giới, mà còn khẳng định vai trò quan trọng và vị thế ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong ASEAN, khu vực và thế giới, nhất là sau khi đã tổ chức thành công Năm APEC 2017.

Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 góp phần mở rộng, đưa quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đi vào chiều sâu, ổn định và hiệu quả.

Trong thời gian Hội nghị, dự kiến sẽ diễn ra các cuộc gặp, chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực đến Việt Nam nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ song phương cũng như tăng cường phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Với sự tham dự của gần 1.000 lãnh đạo các doanh nghiệp quốc tế, Hội nghị WEF ASEAN 2018 là cơ hội tốt để quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đổi mới, năng động; truyền tải đến cộng đồng doanh nghiệp quốc tế thông điệp về quyết tâm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện đất nước, tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, chính sách và nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, khơi dậy đổi mới, sáng tạo...

Trong khuôn khổ Hội nghị, sẽ diễn ra nhiều hoạt động thu hút sự tham dự của đông đảo địa phương, doanh nghiệp Việt Nam như: Diễn đàn mở về khởi nghiệp sáng tạo với chủ đề “ASEAN 4.0 vì người dân”, Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, các hoạt động quảng bá Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh… Với các hoạt động này, Hội nghị WEF ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội kết nối, thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới có tiềm lực về tài chính, công nghệ, thị trường để thu hút đầu tư gắn với chuyển giao công nghệ cao, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển du lịch của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội nghị WEF ASEAN cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy giao lưu, tiếp cận các ý tưởng mới, nắm bắt xu thế phát triển của thế giới và khu vực, nhất là xu hướng phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, phục vụ xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hội nghị WEF ASEAN còn là một ngày hội của các nước ASEAN. Với nỗ lực điều phối của Việt Nam, Hội nghị đã dành không gian riêng cho quảng bá các nước ASEAN với nội dung phong phú, hình thức sinh động, thể hiện thông điệp về Ngôi nhà chung Cộng đồng ASEAN đa văn hóa, đa dân tộc, thắm tình đoàn kết, cùng chung tầm nhìn, cùng chung bản sắc. Đây là điểm độc đáo và chưa từng có ở các hội nghị WEF trước đây.

Đến nay, công tác chuẩn bị Hội nghị cơ bản đã hoàn tất, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhìn vào quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng của ta, bạn bè và đối tác quốc tế, sau khi đi tiền trạm, đều tin tưởng vào vai trò nước chủ nhà trong phối hợp với WEF, đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Việt Nam từ công tác tổ chức đến đề xuất chủ đề, nội dung nghị sự, tạo được sự cuốn hút và tham dự của nhiều lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và đông đảo lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới. Với sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao, chỉ đạo trực tiếp và sâu sát của Thủ tướng Chính phủ, sự chung sức đồng lòng, vào cuộc của các bộ, ngành trung ương, địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chắc chắn Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 sẽ thành công tốt đẹp, thiết thực góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước, củng cố đoàn kết, hợp tác, phát triển và thịnh vượng của Cộng đồng ASEAN./. 

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018
Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.