Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đoàn doanh nghiệp ngành Công Thương

Chiều 13/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn doanh nghiệp ngành Công Thương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận buổi gặp.

 

Đánh giá cao sự nỗ lực của ngành Công Thương thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Bộ Công Thương và các doanh nghiệp chủ lực của ngành Công Thương đã vượt lên, hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước. Là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, ngành Công Thương đã góp phần vào việc hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển công nghiệp, thương mại của Việt Nam; đã hội nhập, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Ngành Công Thương đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của cả nước. Bên cạnh đó, ngành Công Thương đã đẩy mạnh xuất khẩu và tăng trưởng xấp xỉ 10%, đạt kế hoạch của Quốc hội đề ra, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước. Ngành Công Thương đã mở rộng thị trường trong nước, do đó sức mua trong nước tăng lên và doanh thu hàng hóa - dịch vụ tăng mạnh. Ngoài ra, ngành Công Thương đã mở rộng thị trường ngoài nước; đẩy mạnh xuất khẩu... 

Nhấn mạnh năm 2016 cũng là giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm tới với nhiều thuận lợi, nhưng không ít khó khăn, thách thức phải đương đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: Bộ Công Thương tập trung rà soát lại lĩnh vực mình quản lý để hoàn thiện cơ chế, chính sách; thực hiện cơ chế thị trường đầy đủ. Bộ Công Thương cần thực hiện chiến lược quy hoạch theo cơ chế thị trường, nhiều thành phần cạnh tranh lành mạnh; quan tâm đến thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài, để các mặt hàng của Việt Nam vào được thị trường nước ngoài. Bộ Công Thương đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ; tăng cường hơn nữa hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong ngành; tái cơ cấu hiệu quả và cạnh tranh hơn nữa; nâng cao hơn nữa năng suất lao động để không thua kém các nước trong ASEAN. 

Thủ tướng mong rằng, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chủ lực của ngành Công Thương phải đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu để có hiệu quả và không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được. Các doanh nghiệp phải tiến hành cổ phần hóa, đa sở hữu, nâng cao năng lực hoàn thiện, đổi mới công nghệ để hạ giá thành, tăng năng xuất; đồng thời cần phát triển nguồn nhân lực… 

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Bộ Công Thương đã thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp trong ngành, để hỗ trợ và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh./. 

 

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và nội địa

    Xã hội -
    Công tác đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới và địa bàn nội địa ở tỉnh ta luôn được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh, các ngành thành viên, các địa phương chú trọng triển khai tích cực, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.