Hội nhập của các nước Mê Công góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ tầm nhìn về khu vực Mê Công hòa bình, ổn định, hội nhập và kết nối, phát triển bền vững. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh hội nhập của các nước Mê Công đã đóng góp quan trọng vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

WEF ASEAN2018: Phiên thảo luận về “Tầm nhìn mới của khu vực Mê Công”

Chiều ngày 12/9/2018, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự với tư cách diễn giả tại Phiên thảo luận về “Tầm nhìn mới của khu vực Mê Công” cùng với Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thoong-lun Xi-xu-lít, Cố vấn Nhà nước Mi-an-ma A-ung Xan Xu-ki và Phó Thủ tướng Thái Lan Phờ-ra-din Dun-thong.

Tại Phiên thảo luận, các nhà Lãnh đạo các nước Mê Công đã thảo luận các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của các nước Mê Công như tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, kết nối số, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng mềm, vấn đề môi trường, quản lý nguồn nước sông Mê Công, v.v… Các nhà Lãnh đạo đánh giá khu vực Mê Công cần nỗ lực phát huy nội lực, lợi thế thị trường, nhân lực trẻ dồi dào để tranh thủ cơ hội, lợi ích của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm phát triển nhanh và bền vững hơn. Các nhà Lãnh đạo chia sẻ những định hướng, biện pháp về thúc đẩy hội nhập trong khu vực Mê Công cũng như hội nhập của khu vực này trong ASEAN và thế giới; phối hợp tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông; thúc đẩy liên kết kinh tế, phát huy lợi thế bổ sung nhằm tăng cường sức cạnh tranh của khu vực Mê Công; tăng cường phối hợp thúc đẩy kết nối hạ tầng mềm, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư…

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ tầm nhìn về khu vực Mê Công hòa bình, ổn định, hội nhập và kết nối, phát triển bền vững. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh hội nhập của các nước Mê Công đã đóng góp quan trọng vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, đồng thời phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế bổ sung của các nước Mê Công, thúc đẩy đổi mới và cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế và góp phần tích cực nâng cao đời sống nhân dân.  

Thủ tướng Chính phủ đánh giá Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội rất lớn thúc đẩy hội nhập của khu vực Mê Công, trong đó kết nối mềm, kết nối số ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế. Thủ tướng nhấn mạnh bên cạnh các kết nối sử dụng nguồn nước hiệu quả, kết nối năng lượng, kết nối giao thông và kết nối đào tạo nhân lực, khu vực Mê Công có tiềm năng rất lớn về kết nối hạ tầng số với thị trường khoảng 250 triệu người tiêu dùng có thu nhập ngày càng tăng. Thủ tướng cho biết tại các cuộc họp cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018, Việt Nam đã nêu sáng kiến về mở rộng mô hình hợp tác về hòa mạng di động một giá cước giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam cho cả tiểu vùng Mê Công và ASEAN nhằm tiến tới xây dựng một “ASEAN phẳng” nơi người dân được hưởng dịch vụ tốt nhất về viễn thông với mức giá cước chuyển vùng quốc tế trong phạm vi khu vực ASEAN như cước nội địa. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả hơn cho các nước ở khu vực/.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.