Hội nghị giao ban công tác biên giới lần thứ XI giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Luông Pha Bang

Ngày 15/11, tại tỉnh Sơn La đã diễn ra Hội nghị giao ban công tác biên giới lần thứ XI giữa hai tỉnh: Sơn La (nước CHXHCN Việt Nam) và tỉnh Luông Pha Bang (nước CHDCND Lào).

 

Đoàn đại biểu biên giới hai tỉnh ký kết biên bản cuộc họp giao ban công tác biên giới lần thứ XI.

Dự Hội nghị có đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu biên giới tỉnh; đồng chí Vông Sạ Vẳn Thệp Phạ Chăn, Phó Tỉnh trưởng, Trưởng đoàn đại biểu biên giới tỉnh Luông Pha Bang; lãnh đạo các sở, ngành và lực lượng vũ trang của hai tỉnh Sơn La và Luông Pha Bang.

Trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế - xã hội của mỗi bên; cùng nhau đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào, kết quả thực hiện biên bản cuộc họp giao ban biên giới lần thứ X giữa hai tỉnh.

Những năm qua, tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh khu vực biên giới giữa hai tỉnh được duy trì ổn định; kinh tế - xã hội từng bước phát triển. Hai tỉnh thường xuyên cử các đoàn lãnh đạo và các đoàn công tác của các ngành, địa phương, đơn vị sang thăm làm việc và học tập kinh nghiệm lẫn nhau; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân hai bên sang buôn bán, trao đổi hàng hóa, hợp tác kinh doanh. Từ năm 2017 đến nay, đã tổ chức tuần tra đơn phương 21 tổ với 105 lượt người tham gia, tuần tra song phương 7 lần với gần 168 lượt người tham gia. Hiện nay, hai tỉnh đã tiến hành khảo sát song phương, thống nhất 13 vị trí cắm mốc và 1 cọc dấu biên giới quốc gia đoạn thuộc địa bàn hai tỉnh. Bên cạnh đó, hai tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động triển khai các chương trình hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực y tế, đặc biệt quan tâm về giáo dục và đào tạo, hệ thống giao thông và nước sạch; thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh ở khu vực biên giới; duy trì giao ban định kỳ và đột xuất, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường các biện pháp phối hợp giải quyết tốt vấn đề phòng, chống tội phạm, di cư tự do, kết hôn không giá thú...

Lãnh đạo hai tỉnh Sơn La và Luông Pha Bang đã trao đổi về công tác biên giới, thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa hai tỉnh trên các lĩnh vực trong thời gian tới như: công tác phối hợp tuyên truyền nội dung của Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào; công tác nắm tình hình ở khu vực biên giới, phối hợp tuần tra song phương để bảo vệ an toàn hệ thống đường biên, mốc quốc giới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hai bên được tìm hiểu thị trường, tiến hành các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế; triển khai các dự án, đề án có tính định hướng phù hợp với quy hoạch mở cửa khẩu phụ giữa hai tỉnh; chỉ đạo các huyện, xã biên giới và các đồn, trạm biên phòng, hạt kiểm lâm duy trì tốt chế độ trao đổi thông tin, giao ban định kỳ hoặc đột xuất để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh có liên quan đến hai bên biên giới; tổ chức thực hiện tốt các biên bản giao ban công tác biên giới giữa hai Chính phủ và biên bản ghi nhớ đã ký giữa Đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.