“Chủ động, sáng tạo phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững”

Hội nghị Ngoại vụ được tổ chức 02 năm một lần và năm nay là lần thứ tư được tổ chức cùng Hội nghị Ngoại giao để các đại biểu địa phương và trung ương, trong nước và ngoài nước cùng trực tiếp trao đổi các biện pháp tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả triển khai công tác đối ngoại.

Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Ngày 12/8/2018, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 với chủ đề “Chủ động, sáng tạo phục vụ hội nhập hiệu quả và phát triển bền vững” với sự tham gia của 500 đại biểu là Lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; Lãnh đạo địa phương và Cơ quan ngoại vụ của 63 tỉnh/ thành; các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị của Bộ Ngoại giao.

Hội nghị Ngoại vụ được tổ chức 02 năm một lần và năm nay là lần thứ tư được tổ chức cùng Hội nghị Ngoại giao để các đại biểu địa phương và trung ương, trong nước và ngoài nước cùng trực tiếp trao đổi các biện pháp tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả triển khai công tác đối ngoại, trong đó có chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh năm 2018 là năm bản lề giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và giai đoạn nước rút triển khai chủ trương hội nhập sâu rộng và các Nghị quyết của Quốc hội, của địa phương về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao cho biết thời gian qua tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước, bên cạnh thời cơ thuận lợi, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, công tác đối ngoại địa phương đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Bên cạnh các kết quả đạt được, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng cho rằng, tiến trình hội nhập quốc tế ở cả cấp trung ương và địa phương vẫn còn hạn chế; đòi hỏi sớm có giải pháp tháo gỡ, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn. Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần quyết liệt đổi mới tư duy hội nhập quốc tế; tập trung cao độ để thực hiện tốt công tác hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các địa phương khác để phát huy lợi thế liên kết từng vùng trong hợp tác với các địa phương/ đối tác/ doanh nghiệp nước ngoài; làm tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tiếp tục tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

 Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao điều hành Hội nghị

Dưới sự điều hành của đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Hội nghị diễn ra liên tục trong cả ngày bao gồm 02 phiên chính về Công tác đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và Công tác chuyên môn và kiện toàn tổ chức bộ máy Cơ quan ngoại vụ địa phương nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được và những vướng mắc, khó khăn trong triển khai công tác đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương thời gian qua, trong đó có công tác chuyên môn về biên giới lãnh thổ, bảo hộ công dân, văn hóa đối ngoại, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, và kiện toàn bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương. Đặc biệt, tại Hội nghị, các đại biểu có nhiều ý kiến trao đổi liên quan đến công tác đối ngoại vụ phục vụ phát triển nhằm chia sẻ những bài học tốt, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho công tác hội nhập kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Các địa phương đánh giá cao việc Bộ Ngoại giao, các bộ, ban, ngành liên quan và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua đã rất tích cực đồng hành và có nhiều sáng kiến để hỗ trợ quảng bá, kết nối hiệu quả địa phương Việt Nam với địa phương, đối tác, doanh nghiệp nước ngoài. Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã nhất trí thông qua Định hướng công tác đối ngoại địa phương giai đoạn 2018-2021 và các năm tiếp theo.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Ngoại giao”, Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao và Cờ thi đua của Bộ Ngoại giao cho các tập thể, cá nhân địa phương có nhiều đóng góp và thành tích nổi bật trong công tác đối ngoại địa phương thời gian qua./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.