Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Với 90,06% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 Chương và 220 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021. Như vậy, kể từ 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028, và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa tham gia biểu quyết, sáng 20-11.

Sáng 20-11, thực hiện chương trình kỳ họp, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Mở đầu phiên làm việc, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Báo cáo nêu rõ, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp các cơ quan của Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật các nội dung: về thời giờ làm việc bình thường; về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa; về tuổi nghỉ hưu; về nghỉ lễ, tết; về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan.

Ngoài sáu nội dung lớn nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, tiếp thu đối với hơn 10 nhóm nội dung khác, như: chính sách của Nhà nước về lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, quy định riêng về lao động chưa thành niên, tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công và thanh tra lao động...

Tiếp đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hệ thống điện tử. Kết quả biểu quyết có 435/453 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Như vậy Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 Chương và 220 Điều. Theo đó, Bộ luật mới được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021, thay thế cho Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hiện hành (hết hiệu lực).

Kết quả biểu quyết, sáng 20-11.

Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Bộ luật Lao động (sửa đổi) khi có hiệu lực sẽ quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam, và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định về tuổi nghỉ hưu nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định về tuổi nghỉ hưu nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu.

Người lao động phải bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Quang cảnh phiên làm việc sáng ngày 20-11 của Quốc hội.

Thời giờ làm thêm tối đa giữ trong khoảng 200 đến 300 giờ mỗi năm

Đáng chú ý, về nội dung mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa được xã hội quan tâm, Bộ luật quy định người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi nhận được sự đồng ý của người lao động và phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

Đồng thời, người sử dụng lao động phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động chỉ trong khoảng 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm, và phải bảo đảm tuân thủ các quy định chi tiết của Chính phủ.

Đối với thời giờ làm việc bình thường sẽ giữ nguyên như quy định Bộ luật hiện hành và sẽ có lộ trình điều chỉnh giảm giờ làm việc bình thường vào thời điểm thích hợp. Theo đó, Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động, và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Bổ sung ngày nghỉ liền kề Ngày Quốc khánh 2-9

Theo quy định của Bộ luật Lao động (sửa đổi), người lao động sẽ được bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm có hưởng nguyên lương vào ngày liền kề với Ngày Quốc khánh 2-9.

Như vậy, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước ta, người lao động sẽ được nghỉ hai ngày. Đây là ngày Tết Độc lập, cũng là dịp để người lao động có thêm thời gian tham gia các hoạt động kỷ niệm, chào mừng Quốc khánh 2-9, tăng thêm ý nghĩa chính trị, nâng cao niềm tự hào dân tộc về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng thời, bổ sung thêm 01 ngày nghỉ như trên cũng đáp ứng được mong muốn của người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi, sum họp gia đình và giúp trẻ em, học sinh, sinh viên chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • '10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024

    10 kết quả nổi bật trên các lĩnh vực của tỉnh Sơn La năm 2024

    INFOGRAPHIC -
    Năm 2024, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên 10 kết quả nổi bật như sau:
  • 'Bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh

    Bảo đảm trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh

    An toàn giao thông -
    Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, các cấp, các ngành, địa phương, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, sau một năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành quy định của pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) của phụ huynh và học sinh. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự ATGT trong lứa tuổi học sinh được lực lượng chức năng triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả.
  • 'Mang tết đến với đoàn viên, người lao động

    Mang tết đến với đoàn viên, người lao động

    Xã hội -
    Các cấp công đoàn trong tỉnh đã đổi mới hoạt động, tổ chức nhiều chương trình phù hợp với thực tế để các đoàn viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được hưởng nhiều chính sách tốt hơn, nhất là trong các dịp Tết Nguyên đán với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”.
  • 'Mường Lạn nỗ lực xây dựng nông thôn mới

    Mường Lạn nỗ lực xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2024, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, đã hoàn thành 11/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 21 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 34%. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã và đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.