Đề xuất đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Từ thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tăng giá điện vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, đại biểu Quốc hội kiến nghị nên đưa mặt hàng thiết yếu này vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Kiến nghị thực hiện bình ổn giá điện

Chiều 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) cho rằng, hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo dự thảo Luật bao gồm 10 loại hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên, không bao gồm giá điện.

Đề xuất đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu thảo luận. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Trong dự thảo Luật hiện nay, giá điện đang quy định tại Phụ lục 2 - Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Đại biểu cho rằng nên bổ sung giá điện vào Phụ lục số 1 - Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá.

Lý do - theo đại biểu nêu - vì đây là hàng hóa, dịch vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, có tác động lớn đến kinh tế-xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, loại hàng hóa này chỉ có tăng, không có giảm. Tuy nhiên, việc tăng giá điện này vẫn chưa đủ để bù đắp chi phí, dẫn đến ngành điện bị lỗ lớn, gây ra mất cân đối dòng tiền và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Do vậy, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị, loại hàng hóa này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nhằm ổn định giá và đưa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thì hợp lý hơn.

Chung quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng đề nghị đưa mặt hàng điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thay vì là mặt hàng do Nhà nước định giá, bởi theo đại biểu đây là mặt hàng thiết yếu, tất cả người dân đều sử dụng.

Đề xuất đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá ảnh 2

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

“Tôi cho rằng đối với giá điện thì nên đưa vào danh mục bình ổn giá sẽ phù hợp hơn vì hiện nay tất cả người dân đều tiêu thụ điện, đều phải trả tiền điện. Có người sử dụng xăng, dầu, có người không sử dụng, nhưng điện thì 100% người dân sử dụng thì tại sao không đưa vào bình ổn? Hiện nay, Nhà nước đã định giá điện nhưng vẫn bao cấp, như vậy không đúng bản chất của ngành điện, cho nên tôi đề nghị Quốc hội xem xét đưa giá điện trở lại danh mục bình ổn giá cho người dân”, đại biểu Phạm Văn Hòa kiến nghị.

Góp ý về thẩm quyền quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, đại biểu cho rằng cần quy định cụ thể trong luật để hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan nhà nước; khi cần thiết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thay đổi danh mục này.

Đồng tình với việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu, song đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng giao cho doanh nghiệp quản lý Quỹ là không phù hợp. Theo đại biểu, cần giao Bộ Tài chính quản lý quỹ này; đồng thời đề nghị quy định rõ thời điểm không tiếp tục duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu để phù hợp nền kinh tế thị trường.

Bảo đảm nguồn lực và dự trữ hàng hóa khi điều tiết giá

Đề xuất đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá ảnh 3

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TP Hồ Chí Minh) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TP Hồ Chí Minh) cho biết, dự thảo Luật lần này đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu. Tuy nhiên, đối với một trong các ý kiến đại biểu đã phát biểu tại phiên họp trước về việc điều tiết giá của Nhà nước, cơ quan thẩm tra cho rằng đề xuất là xác đáng, nhưng không thể tiếp thu vì lý do ngân sách nhà nước còn khó khăn.

Đại biểu cho rằng, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp khi điều tiết giá, để việc Nhà nước điều tiết giá là phù hợp với quan hệ, quy luật cung-cầu hàng hóa, dịch vụ và khả thi, không gây tổn hại cho các doanh nghiệp và người dân.

Theo đại biểu, giá thị trường hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở cân bằng cung cầu hàng hóa dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh sẽ đem lại các lợi ích hài hòa cho đất nước, người tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính phủ, tạo điều kiện phát triển mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước.

Đề xuất đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá ảnh 4

Quang cảnh phiên họp chiều 23/5. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tuy nhiên, Luật Giá hiện hành và dự thảo Luật Giá (sửa đổi) chưa quy định nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước, gây nhiều vướng mắc, bất cập trong việc điều tiết giá, đặc biệt là giá điện.

Đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước vào dự thảo luật, cụ thể, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp với điều tiết giá, để Tập đoàn Điện lực Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước quan trọng bậc nhất phải phát triển bền vững, trở thành doanh nghiệp nòng cốt thực hiện Quy hoạch Điện VIII.

Cần giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan giá sách giáo khoa

Quan tâm đến vấn đề giá sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho biết, trước đây, khi trao đổi về giá sách giáo khoa đã nêu lên một thực tế là việc mua sách giáo khoa trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh. Nguyên nhân chính là do các đơn vị phát hành sách thông qua nhà trường bán kèm sách giáo khoa với một số lượng sách tham khảo rất lớn.

Đề xuất đưa giá điện vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá ảnh 5

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Do đó, đại biểu hoan nghênh Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội để ban hành chỉ thị yêu cầu chấm dứt tình trạng đóng gói chung sách giáo khoa và sách tham khảo và buộc học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào. Đại biểu ghi nhận qua theo dõi thực tế cho thấy về cơ bản chỉ thị đã được thực hiện nghiêm túc.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 4, trong phiên thảo luận ở hội trường đã đề nghị dự thảo Luật Giá (sửa đổi) giao Chính phủ quy định giá sách giáo khoa dưới hình thức khung giá, bao gồm giá tối đa và giá tối thiểu như đối với các mặt hàng khác được Nhà nước định giá.

Bộ trưởng Tài chính - Trưởng Ban soạn thảo Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội tiếp thu ý kiến này. Tuy nhiên khi nghiên cứu dự thảo Luật trình Quốc hội lần này để xem xét thông qua, dự thảo không phản ánh ý kiến tiếp thu. Ban soạn thảo cũng không có giải trình về ý kiến này.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy dẫn lại các quy định có trong Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

Tuy nhiên, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 thể hiện quan điểm khác với Nghị quyết 88 khi không trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục mà cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đại biểu đề nghị trong trường hợp Quốc hội nhận thấy chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà Quốc hội khóa XIII đề ra có nhiều bất cập thì nên sửa Nghị quyết 88 chấm dứt việc thực hiện chủ trương này.

Trong trường hợp ngược lại, Quốc hội nên bổ sung những quy định cần thiết trong Luật Giá để bảo đảm sự nhất quán về chủ trương, không nên để xảy ra tình trạng cơ quan lập pháp ban hành những quy định ngược chiều nhau. Do đó, đại biểu đề nghị cần giải trình, làm rõ những vấn đề đã nêu trên.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.