“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

Khắc ghi lời Bác dặn “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”, Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Hồ đã lựa chọn nhiều nội dung đột phá trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, sát với thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Giọng nữ
Vùng trồng chè ứng dụng công nghệ cao tại xã Vân Hồ.

Đồng chí Lường Thị Hiền, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Vân Hồ, cho biết: Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện đã lựa chọn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, gắn với chế biến và xuất khẩu là một trong những khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện. Qua đó, hướng tới xây dựng ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mang đến cuộc sống no ấm cho nhân dân.

Cụ thể hóa nội dung đột phá, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; đa dạng các hình thức liên kết giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị nông sản. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thử nghiệm, đưa giống mới có ưu thế vượt trội vào sản xuất, nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình canh tác, thâm canh, bảo quản, chế biến ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, giới thiệu và quảng bá sản phẩm nông sản của huyện.

Việc lựa chọn đúng, trúng nội dung đột phá đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng làm theo. Từ năm 2020 đến nay, nhân dân chuyển đổi vùng trồng lúa ruộng một vụ sang gieo trồng cây hoa màu, rau củ các loại, với tổng diện tích hơn 1.200 ha. Cây công nghiệp tiếp tục được tập trung đầu tư thâm canh, trọng tâm là phát triển vùng chè, với tổng diện tích trên 1.400 ha. Vận động nhân dân tích cực trồng cây ăn quả trên đất dốc, toàn huyện hiện có trên 4.400 ha cây ăn quả, sản lượng khoảng 10.000 tấn quả/năm.

Vùng trồng cây ăn quả tại xã Chiềng Xuân.

Quảng bá, giới thiệu sản phẩm, huyện Vân Hồ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tạo điều kiện và lựa chọn doanh nghiệp, HTX có sản phẩm đủ tiêu chuẩn tham gia chuỗi sự kiện xúc tiến, quảng bá tiêu thụ xuất khẩu nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, GlobalGAP để đưa vào hội chợ, siêu thị và các sự kiện tuần lễ nông sản an toàn... Tích cực xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu tập thể cho Cam Chiềng Xuân và rau an toàn Vân Hồ; vận động các hộ liên kết thành lập các HTX, hiện nay, toàn huyện có 67 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh, từ năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng 9 nhà máy, xưởng chế biến nông sản và hoa quả tươi, với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng, bảo đảm bao tiêu sản phẩm cho nhân dân trên địa bàn.

Sự thay đổi trong phát triển nông nghiệp của Vân Hồ thể hiện bằng những con số ấn tượng: Toàn huyện hiện có 254 ha vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ trải đều tại 14 xã của huyện; trong đó, có 83 ha lúa tẻ râu theo hướng hữu cơ; 25.600 m² nhà lưới, nhà kính; trên 80 ha có hệ thống tưới tiết kiệm; 162 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP; 54 ha cấp mã vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu; 115 mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học...

Mô hình trồng cây ăn quả của HTX Nông nghiệp Tiến Thành, xã Chiềng Xuân.

Với quyết tâm học Bác không để đói nghèo, các thành viên ở HTX Nông nghiệp Tiến Thành, xã Chiềng Xuân luôn tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trở thành một trong những đơn vị tiêu biểu trong trồng cây ăn quả của huyện. Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch HĐQT HTX, chia sẻ: Ngay khi thành lập, HTX đã yêu cầu tất cả các thành viên chăm sóc cây ăn quả đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ động kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp phân bón, cây giống, kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Hiện nay, HTX có 10 thành viên, trồng 20 ha cam, 27 ha nhãn, 10 ha xoài, 6 ha bưởi, trong đó có 20 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, tổng sản lượng các loại quả trung bình đạt hơn 400 tấn, doanh thu đạt 10 tỷ đồng.

Từ hiệu quả của mô hình trồng cây ăn quả ở HTX Nông nghiệp Tiến Thành, nhiều bà con trong xã đã học tập làm theo. Hiện nay, Chiềng Xuân có gần 500 ha cây ăn quả các loại, sản lượng khoảng 2.000 tấn quả/năm, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Việc lựa chọn đúng trúng nội dung đột phá, sát với thực tiễn ở Vân Hồ đã tạo động lực phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu và chuỗi liên kết trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo thế và lực đưa Vân Hồ phát triển xanh, nhanh, bền vững.

Bài, ảnh: Việt Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xây mái ấm, dựng niềm tin

    Xã hội -
    Cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, huy động các nguồn lực thực hiện, Sơn La đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, về đích trước 5 tháng so với kế hoạch. Những ngôi nhà kiên cố được hoàn thành, biến ước mơ an cư lạc nghiệp của hàng nghìn gia đình khó khăn thành hiện thực, bảo đảm an sinh xã hội.
  • 'Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Những ngôi nhà thắm tình quân - dân

    Xã hội -
    Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực huy động nguồn lực, trực tiếp đóng góp tiền của, ngày công giúp nhân dân biên giới xây dựng nhà ở kiên cố, an cư, bám bản, giữ đất, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
  • 'Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Huy động sức dân xóa nhà tạm, nhà dột nát

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với các nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã huy động sức dân để hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, gia đình chính sách.
  • 'Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường

    Nông thôn mới -
    Phong trào “Xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp” gắn với xây dựng nông thôn mới, đang được huyện Phù Yên triển khai hiệu quả, ngày càng lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí về môi trường.
  • 'Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Mang tấm lòng thiện nguyện đến với cộng đồng

    Sức khỏe -
    Trong hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ, luôn có các tình nguyện viên nhiệt tình, kiên trì đồng hành. Họ được ví như “cánh tay nối dài”, không ngại khó khăn, với tấm lòng thiện nguyện luôn chia sẻ yêu thương đến cộng đồng.
  • 'Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Nông dân Sốp Cộp làm theo lời Bác

    Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Nông dân huyện Sốp Cộp đã phát động mỗi cơ sở hội đăng ký xây dựng một mô hình tiêu biểu về phát triển kinh tế để triển khai, nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của hội viên, nông dân.
  • '“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”

    Khắc ghi lời Bác dặn “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm”, Ban Thường vụ Huyện ủy Vân Hồ đã lựa chọn nhiều nội dung đột phá trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ chính trị, sát với thực tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
  • 'Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri

    Diễn đàn cử tri -
    Một số vấn đề cử tri quan tâm: Nâng cấp tuyến tỉnh lộ 109 từ xã Nậm Păm đi xã Ngọc Chiến; Đề nghị bãi bỏ khoản 3, Điều 1, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Đầu tư rãnh thoát nước hai bên tuyến QL4G tại khu vực ngã 3 bản Púng, xã Chiềng Khoong; Xây dựng tuyến đường bê tông từ Đội 2, xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ
  • 'Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Khai thác lợi thế phát triển kinh tế bền vững

    Kinh tế -
    Là xã vùng III của huyện Thuận Châu, xã Bản Lầm, có 957 hộ chủ yếu là dân tộc Thái và Mông, sinh sống tại 6 bản. Đời sống người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.