Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

“Thêm việc tốt mỗi ngày”, thiết thực vì cuộc sống của nhân dân

Phong trào “Thêm việc tốt mỗi ngày” do Ban Thường vụ Huyện ủy Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) phát động là hoạt động cụ thể hóa việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hưởng ứng phong trào “Thêm việc tốt mỗi ngày”, bà con các dân tộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đóng góp ngày công cải tạo cảnh quan làng bản.
Hưởng ứng phong trào “Thêm việc tốt mỗi ngày”, bà con các dân tộc xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đóng góp ngày công cải tạo cảnh quan làng bản.

Ba năm qua, toàn huyện đã có gần 1.000 tập thể, cá nhân được công nhận là điển hình trong phong trào với những đóng góp thiết thực cho cuộc sống của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở địa phương.

Trên đường đưa chúng tôi tới thăm các công trình Trạm Y tế xã Nậm Tin, đường bê-tông bản Nậm Chua 4 (xã Nậm Chua), sân vận động xã Si Pa Phìn..., Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Các công trình được hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ người dân là nhờ sự ủng hộ của các ông Giàng Quán Pao, nông dân bản Nậm Tin 2; Lầu A Chống, nông dân bản Nậm Chua 4 và Mùa A Pó, nông dân bản Nậm Chim I, xã Si Pa Phìn.

Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, đất sản xuất không nhiều nhưng khi nghe chính quyền xã, trưởng bản thông tin về việc sẽ triển khai các công trình tại địa bàn thì các ông đã chủ động đăng ký hiến đất sản xuất của gia đình trị giá hàng trăm triệu đồng.

Trong đó, ông Giàng Quán Pao hiến 3.800m2 đất để xây dựng Trạm Y tế xã Nậm Tin; ông Lầu A Chống, hiến 2.000m2 đất làm đường dân sinh vào bản Nậm Chua 4 và ông Mùa A Pó hiến hơn 10.000m2 để xã làm sân vận động.

Nhờ tấm lòng hào hiệp của các ông mà đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã Nậm Tin, Nậm Chua, Si Pa Phìn đã sớm được sử dụng, thụ hưởng tiện ích từ các công trình xã hội mà họ hằng mong mỏi bấy lâu nay.

Qua đó, đồng bào các dân tộc H’Mông, Thái, Dao... trên địa bàn huyện Nậm Pồ ngày càng hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa phong trào “Thêm việc tốt mỗi ngày” do Huyện ủy phát động; mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cũng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với việc mở rộng, phát huy sức mạnh của phong trào.

Bởi thế, mỗi khi có khó khăn xảy ra thì không ai bảo ai, từng cá nhân, tập thể trong huyện đều tìm cách khắc phục với tinh thần “trước nhất là giúp mình sau nữa là giúp mọi người” thay cho tư tưởng trông đợi hay chờ hỗ trợ.

Cán bộ, nhân dân nơi đây còn nhớ, vào tháng 5/2021, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại xã Si Pa Phìn và lan rộng, khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, huyện vốn nghèo lại càng thêm nghèo khó.

Trước tình thế đó, cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Nậm Pồ đã đồng lòng chung sức chống dịch. Để giúp người nghèo yên tâm cách ly, hàng nghìn người dân khắp các xã đã vào rừng lấy cây tre, cây nứa dựng hàng trăm lán nhỏ; phụ nữ, người già trong các bản thì góp sức làm bánh, nấu cơm tặng cán bộ chống dịch và giúp đỡ người đang cách ly, điều trị.

Bền bỉ theo cách ấy, Nậm Pồ đã kiểm soát được dịch bệnh. Trong những lúc khó khăn như vậy, nhân dân hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự san sẻ, yêu thương cho nên phong trào “Thêm việc tốt mỗi ngày” ngày càng lan tỏa.

Với trách nhiệm nêu gương, mỗi cán bộ, đảng viên ngoài kêu gọi, vận động người dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, còn tích cực tuyên truyền và trực tiếp tham gia ủng hộ kinh phí, đóng góp nguyên vật liệu, kết nối các hoạt động tài trợ nhằm giúp học sinh nghèo khắc phục hoàn cảnh vươn lên, xây dựng thêm trường học, lớp học ở các xã đặc biệt khó khăn như Nậm Nhừ, Nà Khoa, Nậm Tin.

Riêng trong hoạt động này, toàn huyện có 212 tập thể, cá nhân điển hình đã kêu gọi, quyên góp được hơn 30 tỷ đồng, xây dựng hàng chục công trình, tặng hàng chục nghìn phần quà cho học sinh nghèo, hộ nghèo.

Trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hàng trăm hộ dân đã được giúp đỡ di chuyển khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Đó là công sức của các lực lượng: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Nhừ; cán bộ, chiến sĩ công an huyện; cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Điện Biên; huyện đoàn Nậm Pồ; tập thể cán bộ, công chức, viên chức xã Nậm Nhừ; cán bộ, công chức, nhân dân xã Nậm Tin.

Theo Bí thư Huyện ủy Lê Khánh Hòa, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 38 đợt thiên tai, mưa lớn kéo dài, gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhiều hộ gia đình. Để giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy, tình nguyện về vùng thiên tai giúp sức khi dân cần.

Ấn tượng sâu sắc là trận lũ quét lịch sử xảy ra tại xã Nậm Nhừ vào đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17/8/2021. Lũ đã cuốn trôi hàng chục ngôi nhà, trường học ở trung tâm xã.

Cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã đánh giá rất cao ý nghĩa thiết thực của phong trào “Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục” do Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện phát động. Dù là khoản tiền nhỏ, song khi có nhiều người cùng đóng góp thì số tiền thu được cũng đã phần nào giúp đỡ học sinh, giáo viên nghèo vơi bớt khó khăn.

Qua đó, phong trào đã khơi dậy tình thương, trách nhiệm giữa người với người, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ tinh thần học và làm theo Bác từ việc nhỏ ở huyện nghèo vùng biên.

KHOÀNG VĂN VAN

Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa

Trong hoàn cảnh ấy, không lời nào tả hết được công sức của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Nhừ và Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Điện Biên khi các anh có mặt kịp thời lúc lũ về để cứu người và di chuyển tài sản giúp dân; cơn lũ đi qua, các anh lại dầm mình dưới mưa rừng nạo vét bùn đất, vệ sinh lớp học, giúp thầy giáo, cô giáo dựng lại nhà... Những công việc ấy đều được làm bằng tấm lòng yêu thương và trách nhiệm với người dân luôn thường trực trong tâm trí mỗi cán bộ, chiến sĩ.

Đều đặn mỗi ngày trong gần bốn tháng, cứ đầu giờ buổi học sáng, thầy và trò Trường trung học cơ sở Tân Phong, xã Si Pa Phìn đều góp 2.000 đồng “nuôi lợn”. Đồng tiền chắt chiu, dành dụm bằng tấm lòng yêu thương, san sẻ, sau gần bốn tháng phát động (từ tháng 11/2022), phong trào “Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục” đã thu hút gần 2.000 người tham gia nuôi gần 1.000 con lợn đất.

Toàn bộ các trường học các cấp trong huyện Nậm Pồ đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào cho dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Với những kết quả đạt được, phong trào “Thêm việc tốt mỗi ngày” khẳng định tính thiết thực, hiệu quả mà lại gần gũi, dễ thực hiện với mỗi người dân và cán bộ, công chức trong huyện. Phong trào tiếp tục được lan tỏa rộng nhằm góp phần tạo thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đồng thời nhân lên giá trị của tình người, tình làng nghĩa xóm.

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  • 'Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Xây dựng Đảng -
    Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, đội ngũ bí thư chi bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động; đoàn kết, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế

    Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc dự thảo các văn kiện của Đảng về các thành phần kinh tế

    Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá, xuyên tạc về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Trong đó, chúng hướng mũi nhọn tấn công vào vấn đề các thành phần kinh tế. Vì vậy, cán bộ, đảng viên cần phải nhận diện đúng và xác định được nội dung biện pháp đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nói trên.