Tận tâm phục vụ nhân dân

Thực hiện việc học và làm theo lời Bác và cụ thể hóa khẩu hiệu của ngành “Thấu hiểu lòng dân - tận tâm phục vụ”, cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, thể hiện rõ vai trò là cầu nối giúp các hộ nghèo, gia đình chính sách tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu kiểm tra sử dụng vốn vay tại xã Phổng Lái.

Ông Lê Xuân Tuyền, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu, cho biết: Chi bộ hiện có 10 đảng viên. Hàng năm, Chi bộ đã đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các cuộc sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề hàng tháng, gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, lồng ghép thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và các nghị quyết, chỉ thị của đảng bộ cấp trên về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấn chỉnh, siết chặt kỷ cương hành chính...

Cán bộ, đảng viên, người lao động trong đơn vị luôn tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc. Đến nay, đơn vị đang triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách; tổ chức 29 điểm giao dịch tại 29 xã, thị trấn. Điểm giao dịch được bố trí tại UBND các xã, thị trấn có biển hiệu, hòm thư góp ý, công khai các thông tin về chính sách cho vay, đối tượng được vay, lãi suất, mức cho vay, có camera giám sát buổi giao dịch, quy định ngày giao dịch cố định hằng tháng. Khách hàng chủ yếu vay vốn cho mục đích phát triển kinh tế, như trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng, cải tạo ruộng vườn.

Về xã Phổng Lái, tại điểm giao dịch ở trụ sở UBND xã, danh sách các hộ được vay vốn, các hộ đến kỳ trả lãi, trả gốc được niêm yết công khai. Với sự giúp đỡ của tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, 11 giờ trưa, việc giải ngân trên 1 tỷ 300 triệu đồng cho 37 thành viên vay vốn thuộc các tổ chức hội đoàn thể ở xã Phổng Lái đã hoàn tất.

Chị Nguyễn Ngọc Anh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, chia sẻ: Tôi mới lập gia đình và ra ở riêng, không có vốn sản xuất. Qua sinh hoạt hội phụ nữ xã được biết có chính sách vay vốn tạo việc làm, tôi đã làm đơn và được Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu giải ngân 100 triệu đồng, thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Có vốn, gia đình tôi sẽ đầu tư trồng 2 ha chè.

Không chỉ tận tâm hướng dẫn, phục vụ bà con khi giải ngân, cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện còn thường xuyên về các bản hướng dẫn các hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích. Vận động nhân dân phát triển các mô hình kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Hơn 10 năm làm việc tại Phòng giao dịch, chị Nguyễn Phương Anh, cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu đã không quản khó khăn đi đến 29/29 xã, thị trấn, hướng dẫn, tuyên truyền, giải ngân đồng vốn ưu đãi đến các đối tượng chính sách, giúp nhân dân xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. Chị Phương Anh cho biết: Tôi luôn tâm niệm, phấn đấu học phong cách làm việc của Bác, nên bản thân luôn nêu cao trách nhiệm, tận tình hướng dẫn bà con các quy trình, thủ tục, hồ sơ, sổ sách để việc giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.

 Từ năm 2022 đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp 6.198 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, trong đó, giúp 4.356 lượt hộ nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo; tạo việc làm và hỗ trợ việc làm cho 688 lao động; xây dựng 1.024 công trình nước sạch và 1.024 công trình vệ sinh môi trường nông thôn đạt tiêu chuẩn quốc gia; đầu tư vốn cho 10 học sinh, sinh viên con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học. Hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ ngân hàng phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”. Khắc ghi lời Bác dạy, cán bộ, đảng viên và người lao động Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu luôn đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn, đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất, xóa đói, giảm nghèo.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.