Cộng đồng người Xinh Mun có khoảng 27.800 người, chiếm 2,1% dân số của tỉnh Sơn La, cư trú ở vùng biên giới Việt - Lào, tập trung huyện Yên Châu và Sông Mã, ngoài ra còn sống rải rác ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La. Người Xinh Mun còn có tên gọi là Puộc, Pụa. Tiếng nói dân tộc Xinh Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.
Người Xinh Mun ở Sơn La sống chủ yếu bằng nghề làm nương, trồng lúa nếp và ngô là chính. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần, thích gia vị cay.
Đồng bào ở nhà sàn mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống, ở hai đầu hồi. Người Xinh Mun đa số mang họ Lò, họ Vi. Các con theo họ cha, trong nhà, khi người bố chết, thì con trai cả giữ vai trò quan trọng.
Người Xinh Mun có tập quán ai dựng nhà, cả bản đến giúp. Họ thường làm nhà vào dịp sau vụ gặt và chọn đất dựng nhà bằng cách bói xem đất dựng nhà có hợp với các thành viên trong nhà không. Ngày nước (các ngày 2, 6, 8, 9 trong tháng) thích hợp với việc làm nhà. Kiêng ngày hỏa tức các ngày 1 và 7.
Người Xinh Mun thờ cúng tổ tiên hai đời tại một nóc nhà, nhưng chỉ làm lễ cúng khi gia đình làm nhà mới, ăn cơm mới, có đám cưới… Bố mẹ khi qua đời, được thờ cúng trong ngôi nhà nhỏ một mái dựng gần nhà ở. Trong sản xuất, đồng bào có nhiều nghi lễ và kiêng cữ. Dân làng tổ chức chung lễ cúng ma bản mỗi năm một lần. Ngoài ra, còn tham gia lễ cúng mường hàng năm của người Thái trong vùng.
Bạn còn 500/500 ký tự
Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!