Dân tộc Kinh ở Sơn La

Dân tộc Kinh còn gọi là người Việt. Ở tỉnh Sơn La, dân tộc Kinh là nhóm dân đông thứ hai, với 215.290 người, chiếm 16,22%, sinh sống ở 12 huyện, thành phố.

Giọng nữ
Vở tuồng tái hiện lịch sử thời Vua Lê Thái Tông thân chinh cùng quân sĩ dẹp phản loạn, chấn miền Tây Bắc.

Ngoài bộ phận đồng bào dân tộc Kinh cư trú tại địa bàn Sơn La từ xa xưa, người kinh từ đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ lên Sơn La sinh sống, lập nghiệp và đồng bào Kinh nghe theo tiếng gọi của Đảng lên xây dựng phát triển kinh tế ở miền núi, cùng với lực lượng bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ xuất ngũ ở lại xây dựng cuộc sống ở Sơn La khá đông đảo.

Hiện nay, một số vùng trong tỉnh có đông người Kinh sinh sống, như: tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình ở khu vực huyện Sông Mã, Yên Châu; tỉnh Thái Bình ở Thuận Châu; tỉnh Hà Tây ở Mai Sơn... Người Kinh ở Sơn La sinh sống xen kẽ, đoàn kết với các dân tộc anh em, hoà nhập trong lao động sản xuất, giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế.

Phụ nữ dân tộc kinh ở Sơn La trong trang phục áo dài

Trang phục, xưa kia, đàn ông người Kinh thường mặc quần chân què, áo cánh nâu (Bắc bộ), màu đen (Nam bộ), đi chân đất; ngày lễ Tết mặc quần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Ðàn bà mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc bộ); áo bà ba, quấn khăn rằn, nón lá (Nam bộ). Phụ nữ ngày lễ hội mặc áo dài.

Ngày nay, thời trang của người Kinh pha trộn cách tân với thời trang du nhập như áo thun, áo sơ mi trắng, váy dài, quần tây... Áo dài cũng đã được cách tân ít nhiều để phù hợp nhu cầu thời trang hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống và tôn lên được vóc dáng cũng như vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt.

Phụ nữ dân tộc Kinh trong trang phục áo dài.

Nhà ở, người Kinh thường ở nhà trệt. Ngôi nhà chính thường có kết cấu 3 gian hoặc 5 gian và gian giữa là gia trang trọng nhất, đặt bàn thời gia tiên. Những gian bên là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, gian buồng được bố trí ở chái nhà làm chỗ ở của phụ nữ và cũng là nơi cất trữ lương thực, của cải của gia đình. Nhà bếp thường được làm liền với chuồng nuôi gia súc. Sân để phơi và để sinh hoạt gia đình và cũng để tạo không gian thoáng mát, phù hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.

Ngày nay, do dân số tăng, khuôn viên nhà truyền thống với sân - vườn rộng của phần đông các gia đình phải chia thành nhiều khuôn viên nhỏ hơn, các ngôi nhà cấp bốn được thay thế bằng nhà mái bằng, nhà tầng hình ống hiện đại.

Trong nghề trồng lúa nước, người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề chăn nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá...

Phong tục, Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là tết lớn nhất trong năm. Sau Tết Âm lịch là các hội mùa xuân. Ngoài ra, còn có nhiều lễ tết truyền thống khác như Rằm Tháng giêng, Tết Thanh minh, lễ Hạ điền, lễ Thượng điều, Tết Ðoan Ngọ, Rằm Tháng bảy, Tết Trung thu... Mỗi tết đều có ý nghĩa riêng và lễ thức tiến hành cũng khác nhau.

Cách bài trí ngày Tết cổ truyền của người Kinh

Ẩm thực, “Cơm tẻ, nước chè” là đồ ăn, thức uống cơ bản hằng ngày của người Việt. Ðồ nếp chỉ gặp trong những ngày lễ tết. Trong bữa ăn hằng ngày thường có món canh rau hay canh cua, cá... Ðặc biệt người Việt rất ưa dùng các loại mắm (mắm tôm, cá, tép, cáy...) và các loại dưa (cải, hành, cà, kiệu).

Mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Kinh không thể thiếu được các món ngon quen thuộc như:bánh chưng, dưa hành, củ kiệu, thịt đông, nem, giò, xôi, gà luộc hay canh măng… Rượu được dùng trong các dịp lễ tết, liên hoan... ăn trầu, hút thuốc lào trước kia chẳng những là nhu cầu, thói quen mà còn đi vào cả lễ nghi phong tục.

Trẻ nhỏ trải nghiệm xem nặn tò he bằng bột nếp tại Bào tàng tỉnh 

Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn: Có văn học truyền miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ, múa, diễn xướng. Hội làng hàng năm, là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông thôn.

Những căn nhà hiện đại được xây dựng trên địa bàn thành phố Sơn La
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Mai Sơn xây dựng nông thôn mới

    Mai Sơn xây dựng nông thôn mới

    Nông thôn mới -
    Về các xã của huyện Mai Sơn, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang,... Kết quả đó là sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của người dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
  • 'Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân

    Chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân

    Thực hiện đồng bộ bảo đảm dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tiến tới chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế, Cục Thuế tỉnh đã tuyên truyền để người nộp thuế cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân.
  • 'Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

    Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

    Xã hội -
    Triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người dân,  Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mường La đã thực hiện tốt phương châm hoạt động “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” để phát huy hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
  • '“Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển”

    “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển”

    Du lịch -
    Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (thành phố Sóc Trăng), UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI (gọi tắt là Lễ hội) và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, tiếp sóng trên các đài phát thanh - truyền hình các tỉnh và thành phố bạn.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 14/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu chậm và di chuyển dần ra phía Đông. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới hoạt động yếu dần. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh. Ngày nắng.
  • 'Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

    Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã làm việc với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID); Ban Quản lý Dự án lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Ban Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) Trung ương, do bà Hadas Kushnir - Trưởng phòng Giải pháp khí hậu quốc gia, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ làm Trưởng đoàn về những nội dung hỗ trợ của Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Sơn La.