Các doanh nghiệp gỗ nỗ lực vượt qua thách thức

Theo Tổng cục Hải quan, quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu (Đồng Nai).

Hiện tại, số các đơn hàng của ngành gỗ giảm mạnh, những doanh nghiệp có đơn đặt hàng thì chủ yếu là những đơn hàng nhỏ. Mục tiêu xuất khẩu các mặt hàng này năm 2023 được đặt ra tăng thêm 7% so với năm 2022 (18 tỷ USD), đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, cần sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp gỗ…

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021, đã đạt mục tiêu đặt ra. Trong sáu tháng đầu năm 2022, ngành gỗ đạt tốc độ tăng trưởng tốt với kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi tháng đạt hơn 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên, do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine cùng với sự suy giảm kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ như Mỹ, EU, Anh đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ vào những tháng cuối năm tăng trưởng chậm lại. Các thị trường trọng điểm của ngành gỗ vẫn là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và EU.

Kim ngạch xuất khẩu sang năm thị trường này đạt 14,2 tỷ USD, chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của các thị trường này lại có sự trái ngược nhau. Nếu như năm 2021, Mỹ chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành, thì năm 2022 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chỉ chiếm hơn 54%.

Ngược lại năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc lại có chiều hướng tăng trưởng với tỷ trọng lần lượt ở mức 12% và 14%, tương đương mức tăng lần lượt 2% và tăng 3% so với năm 2021. Năm 2022 cũng ghi nhận sự tham gia xuất khẩu tích cực của hai mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ. Các doanh nghiệp đã xuất khẩu 15,81 triệu tấn dăm gỗ, đạt 2,78 tỷ USD, tăng 16,2% về lượng và 60,4% về giá trị, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.

Cùng với đó, gần 5 triệu tấn viên nén gỗ cũng đã được xuất khẩu, đạt 787,1 triệu USD, tăng 39,4% về lượng và 90,6% về giá trị so với năm 2021. Trong năm 2022, nhu cầu sử dụng viên nén gỗ đã tăng cao tại các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là EU do thiếu hụt nguồn cung năng lượng từ Nga cũng như việc các nước trên thế giới cam kết cắt giảm lượng phát thải CO2 tại sự kiện COP26.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập cho rằng, năm 2023, ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 18 tỷ USD, hiện đã kết thúc quý I, nhưng nhiều tín hiệu cho thấy động lực xuất nhập khẩu của ngành gỗ không có quá nhiều biến động so với quý IV/2022. Bối cảnh vĩ mô không xuất hiện nhiều thay đổi, với các yếu tố tác động chính đến cung cầu tiêu dùng thế giới.

Lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ và EU vẫn đang ở mức cao. Điều này làm hạn chế chi tiêu đối với các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ. Các quốc gia này đang cố gắng để kiềm chế lạm phát.

Ngành bất động sản tại các thị trường này đang ở giai đoạn trầm lắng, trong khi khâu xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam phụ thuộc lớn vào hoạt động của ngành này. Xung đột Nga-Ukraine vẫn đang kéo dài và chưa có dấu hiệu kết thúc. Điều này tiếp tục tác động tiêu cực tới giá cả hàng hóa, làm giảm nhu cầu tiêu dùng nói chung. Với các yếu tố nêu trên, dự kiến thời gian tiếp theo của năm 2023 sẽ không có nhiều biến động.

Chuyên gia phân tích của tổ chức Forest Trends, Tô Xuân Phúc nhận định, xuất khẩu gỗ sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với sự sụt giảm của thị trường. Bên cạnh đó, các mặt hàng gỗ mang tính chất nhạy cảm như tủ bếp, tủ nhà tắm, gỗ dán, các mặt hàng được làm từ gỗ bạch dương nguồn gốc từ Nga sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro bị áp thuế hoặc hàng rào thương mại từ các chính sách trừng phạt tại thị trường xuất khẩu ở các nước phương tây.

Mức độ ổn định của ba thị trường Đông Á quan trọng của ngành gỗ Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cao hơn nhiều so với các thị trường khác như Mỹ và EU. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu sang ba thị trường này tương đối hẹp, chỉ dừng lại ở các mặt hàng như dăm gỗ, viên nén, gỗ dán và một số mặt hàng khác.

Năm 2022 chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh trong xuất khẩu của các mặt hàng này, nhất là dăm gỗ xuất khẩu sang Trung Quốc và viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên tín hiệu thị trường của những tháng gần đây lại cho thấy nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này đã có dấu hiệu giảm nhiệt. Tương tự, đầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng sẽ không có nhiều biến động.

Nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu ít rủi ro (Hoa Kỳ, EU, Canada, New Zealand, Australia) cũng đang tiếp tục trầm lắng sẽ tác động trực tiếp đến sự sụt giảm đầu ra trong khâu xuất khẩu. Tương tự, nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro (gỗ nhiệt đới) được nhập khẩu sử dụng cho tiêu dùng nội địa cũng không có tín hiệu tích cực, một phần nguyên nhân chính là do thị trường bất động sản trong nước đang ở trong tình trạng khó khăn.

Việc duy trì luồng cung gỗ nhiệt đới nhập khẩu sẽ tiếp tục đem lại những rủi ro cho ngành. Cùng với đó, luồng cung gỗ bạch dương từ Nga cũng đang tiềm ẩn nhiều bất ổn, nhất là trong xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp và làng nghề gỗ trong nước cần chuẩn bị để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra đối với các nguồn cung này.

Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cho rằng, năm 2023, ngành gỗ dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Để khắc phục, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc áp dụng đồng bộ các giải pháp. Đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu, áp dụng công nghệ nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế lớn. Các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp, phát triển trồng rừng bền vững đi đôi với chế biến sâu. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, nắm vững thị trường để chủ động việc giải quyết tranh chấp thương mại và sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường tiêu dùng thế giới...

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.