Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Mường La

Ngày 14/8, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh về cải cách hành chính đã thực hiện kiểm tra chuyên đề năm 2023 đối với UBND huyện Mường La cùng các xã: Mường Bú, Pi Toong và thị trấn Ít Ong.

Công bố quyết định kiểm tra công tác CCHC và nội vụ tại UBND huyện Mường La.

Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, các đơn vị được kiểm tra đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn; tiến độ, khối lượng hồ sơ giải quyết công việc cơ bản đảm bảo thời gian. Trong đó, UBND huyện Mường La thực hiện nghiêm túc công tác chỉ đạo, điều hành CCHC. 7 tháng qua, thực hiện xong 21 nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC của UBND tỉnh giao. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, doanh nghiệp về những vướng mắc, khó khăn về thủ tục hành chính (TTHC).

Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện, các xã, thị trấn đang triển khai thực hiện 423 TTHC thuộc 17 lĩnh vực được UBND tỉnh công bố. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện tiếp nhận 7.515 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,5%...

Cải cách tổ chức bộ máy tiếp tục được tăng cường; thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của các cơ quan chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng quy định…

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra CCHC tại UBND xã Mường Bú, huyện Mường La.

Qua kiểm tra, đoàn công tác chỉ ra một số hạn chế các đơn vị cần khắc phục, như: Chữ ký số trong gửi, nhận và quản lý văn bản đi, đến trên Hệ thống quản lý văn bản, điều hành chưa thường xuyên; một số xã chưa thực hiện kịp thời việc niêm yết, cập nhật các TTHC mới; chưa mở sổ theo dõi hồ sơ theo quy định; tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến qua dịch vụ công thấp...

Đoàn kiểm tra đề nghị UBND huyện Mường La, các xã được kiểm tra khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính; nâng cao tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ công chức chuyên trách CCHC, đáp ứng yêu cầu tham mưu, hướng dẫn triển khai, theo dõi công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị.

Thanh Huyền
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

    Thời sự - Chính trị -
    Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.
  • 'Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản tinh thần vô giá của dân tộc

    Văn hóa - Xã hội -
    Những câu chuyện về Hùng Vương và thời đại khai sơn phá thạch, mở mang bờ cõi, khởi dựng cơ nghiệp nước Việt ta được lưu lại thành văn kể từ triều nhà Trần (1226-1400) trong các sách như: "Đại Việt sử ký", "Việt Nam thế chí", "Khâm định Việt sử Thông giám cương mục", "Lĩnh Nam chích quái", "Việt điện u linh"...
  • 'Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975: Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa"

    Ngày 7/4/1975, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận giải phóng miền nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
  • 'An cư, lạc nghiệp

    An cư, lạc nghiệp

    Xã hội -
    Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giảm nghèo tại huyện Yên Châu. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động các nguồn lực, nhiều ngôi nhà của người có công với cách mạng, hộ nghèo đã được xây mới, tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.
  • 'Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

    Gương sáng bản làng -
    Ở  bản Bùa Trung 2, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, nhắc đến ông Lò Văn Viết, bà con nhân dân trong bản đều khâm phục trước nghị lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp và luôn tích cực giúp đỡ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. 
  • 'Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Pi Toong có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo

    Xây dựng Đảng -
    Đảng bộ xã Pi Toong, huyện Mường La có 15 chi bộ trực thuộc, với tổng số 444 đảng viên. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ xã đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình và cách làm sáng tạo về xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
  • 'Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

    Kinh tế -
    Thị xã Mộc châu hiện có hơn 11.400 ha cây ăn quả; gần 3.000 ha rau; hơn 2.100 ha chè. Biến đổi khí hậu, gây ra tình trạng nắng nóng kéo dài, sương muối, mưa đá, lũ lụt… ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giảm thiểu rủi ro, các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân của thị xã đã phát triển sản xuất theo hướng chủ động, ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • 'Mô hình ánh sáng vùng biên

    Mô hình ánh sáng vùng biên

    Quốc phòng -
    Mô hình “Ánh sáng vùng biên” do Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai từ năm 2020, đang góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân trên biên giới, tăng cường sự gắn bó giữa bộ đội và đồng bào, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.