Tổ quốc nơi đầu sóng Kỳ 3: Đảo Sinh Tồn - Bức thành đồng của Tổ quốc

Chúng tôi đến đảo Sinh Tồn đúng vào ngày đảo tổ chức Mít tinh kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 – 29/4/2018) và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2018).

 

Lễ chào cờ trên đảo Sinh Tồn.

 

Hoạt động đầu tiên của Đoàn khi đặt chân lên đảo là thực hiện Lễ chào cờ. Khi Quốc ca vang lên, âm hưởng của hùng thiêng sông núi, những khát vọng, hy sinh của bao thế hệ cha anh lại ùa về trong tâm khảm mỗi người. Ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, tiếng hô vang mười lời thề Quân đội nhân dân Việt Nam của cán bộ, chiến sỹ Đảo Sinh Tồn khiến tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc càng dâng trào.

Đảo Sinh Tồn là một trong ba xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa). Bên cạnh các đơn vị quân đội, trên đảo còn có các hộ dân sinh sống. Đảo cách đất liền 320 hải lý, cách Sinh Tồn Đông 15 hải lý về phía Đông và chỉ cách đảo Gạc Ma vài hải lý. Đảo có chiều dài khoảng 400 m, chiều rộng 140 m. Đảo không có nước ngọt, đất trên đảo là cát san hô nên trước kia không trồng được cây ăn quả, rau xanh mà chỉ có các loại cây mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển, cây bàng quả vuông, cây bão táp, cỏ dại. Đến đảo Sinh Tồn, tôi nhớ đến lời bài hát “Lính đảo đợi mưa” của nhạc sĩ Quỳnh Hợp (thơ Trần Đăng Khoa): “Chúng tôi ngồi trên đảo đợi mưa; Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy; Mắt đăm đắm nhìn về nơi ấy; Nơi cơn mưa thăm thẳm nơi xa; Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng; Chập chờn lấp loáng phía chân trời; Dẫu chẳng có mưa chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo; Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão; Như đã vững bền, như đã tốt tươi...”.

Câu thơ về tâm trạng khao khát đợi mưa của những người lính trên đảo Sinh Tồn mấy chục năm trước bỗng trở thành hoài niệm khi chúng tôi được chứng kiến một sự đổi thay kỳ diệu nơi đây. Tuy vẫn còn khó khăn nhưng chắc chắn đã khác trước rất nhiều, ngoài những cây đặc thù của Trường Sa như bàng trái vuông, phong ba... Đảo Sinh Tồn đã trồng được nhiều loại cây mang từ đất liền. Trên đảo đã có nhà văn hóa, trạm khí tượng thủy văn, trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã, nhà chùa... Trò chuyện với chị Phan Thị Thư, một hộ dân trên đảo được biết: Chị quê ở tỉnh Khánh Hòa, ra đảo sinh sống đã được 5 năm; gia đình có cháu gái thứ hai là Nguyễn Phan Ngọc Hân được sinh ra trên đảo; gia đình chị rất hạnh phúc với người chồng ngày đêm bám biển để đánh cá; hai người con được học hành đầy đủ trên đảo. Dẫn chúng tôi về thăm gia đình, anh Võ Kim Toàn phấn khởi chia sẻ về cuộc sống của gia đình mình trên đảo, anh bảo “Không có nước ngọt, nhưng chúng tôi đã cải tạo đất và có thể trồng được rau xanh để cải thiện cuộc sống”. Để minh chứng, anh Toàn cùng cậu con trai đang học lớp 4 đưa chúng tôi ra thăm vườn rau xanh của gia đình; nhìn những luống rau xanh mướt, những giàn bí trĩu quả chúng tôi càng cảm phục ý chí và sự quyết tâm khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống của quân dân trên đảo.

Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các địa phương và nhân dân cả nước, cùng sự nỗ lực vượt qua khó khăn, quân dân trên đảo Sinh Tồn đã và đang đạt được nhiều kết quả rất tự hào. Cán bộ, chiến sĩ trên đảo luôn kiểm soát chặt chẽ các mục tiêu trong khu vực đảm nhiệm; thực hiện tốt công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho quân và dân trên đảo. Năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018, đảo đã cấp cứu 11 ca trong đó có 10 ngư dân, 1 công nhân; khám và cấp thuốc điều trị 1.296 lượt người gồm 146 lượt nhân dân trên đảo, 497 lượt ngư dân ra khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, đảo đã phối hợp hiệu quả với Trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật Âu tàu Sinh Tồn đưa tàu thuyền ngư dân vào Âu tàu tránh trú bão với 1.636 lượt; kịp thời sửa chữa 24 tàu thuyền hư hỏng; giúp đỡ miễn phí 160mnước ngọt cho ngư dân; đảm bảo nơi ăn ở, sinh hoạt cho 78 ngư dân vào Âu tàu trú bão số 16 an toàn... Với những kết quả đạt được, năm 2017 và 3 tháng đầu năm 2018, đảo có 2 tập thể, 11 cá nhân được khen thưởng.

Trong muôn vàn những khó khăn, thử thách, đảo Sinh Tồn vẫn đang vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió. Đúng như nhà thơ Hồ Tĩnh Tâm đã viết trong bài thơ Với Trường Sa: “Một quần đảo nghìn đời nay vẫy gọi; Những cánh chim trời bay đến trú mưa dông; Nơi in dấu bàn chân mở lối; Của ông cha bao thế hệ sinh tồn”. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Sinh Tồn cũng đang thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu về thăm Quân chủng Hải quân năm 1961: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”... Các hoạt động của đảo Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn Đông đều đang có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của quân dân trên đảo Sinh Tồn. Trong sóng gió ngàn khơi, trước những âm mưu toan tính của thế lực nước ngoài, đảo Sinh Tồn vẫn như bức thành đồng của Tổ quốc.

   (Còn nữa)

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).