Tổ quốc nơi đầu sóng Kỳ 2: Cô Lin huyền thoại

Sau một ngày, hai đêm hành trình với trời yên, biển lặng, tàu HQ 571 đưa Đoàn công tác đến vùng biển Trường Sa. 5 giờ, tiếng loa thông báo từ phòng chỉ huy: “Hết giờ nghỉ, toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu”. Mọi người vội vã trở dậy để chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên trong hải trình. Theo thông báo, 6 giờ 30 phút, Đoàn sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ hy sinh tại quần đảo Trường Sa.

 

Chiến sĩ đảo Cô Lin trồng rau xanh.

 

Gió và sóng trên Biển Đông bỗng yên ả bất thường, các thành viên Đoàn Sơn La có mặt trên boong tàu rất sớm, trên tay mỗi người cầm một con hạc giấy, một nhành hoa cúc vàng để bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân các Anh hùng liệt sĩ. Những tiếng nấc nghẹn ngào, những bàn tay lau vội giọt nước mắt khi nhớ về các anh: Ngày 14/3/1988, tàu nước ngoài ngang nhiên bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo đá ngầm của ta. Trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa cán bộ, chiến sĩ các tàu vận tải và lực lượng công binh xây dựng đảo, trong tay chỉ có cuốc, xẻng, xà beng và súng bộ binh với lực lượng tàu chiến hùng hậu của nước ngoài có trang bị vũ khí hiện đại, đã xuất hiện những tấm gương ngời sáng của cán bộ, thủy thủ Tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 thuộc Lữ đoàn 125; của cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 146; Lữ đoàn Công binh 83 Hải quân. Trước sự xâm lấn chủ quyền biển đảo, các anh không hề run sợ, dũng cảm, ngoan cường, chiến đấu hy sinh để bảo vệ biển, đảo... Đó là những tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng liệt sỹ, trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; Anh hùng liệt sỹ đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền trưởng Tàu HQ 604; Anh hùng liệt sỹ thiếu uý Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trước sự tấn công của kẻ thù vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội bảo vệ tàu, giữ vững lá cờ Tổ quốc trên đảo. Trong cuộc chiến đấu không cân sức trên vùng biển đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma, Thuyền trưởng, thiếu tá Vũ Huy Lễ trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc đã bình tĩnh, mưa trí chỉ huy tàu HQ 505 vừa chiến đấu, vừa nhanh chóng lao lên bãi đá ngầm Cô Lin để con tàu trở thành pháo đài và cột mốc chủ quyền bất khả xâm phạm. Trước lúc hy sinh, thiếu úy Trần Văn Phương đã quấn lá cờ Tổ quốc quanh thân mình, động viên đồng đội “Không được lùi bước, để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của Quân chủng”... Các anh đã ra đi trong khí phách sáng ngời niềm tin quyết thắng, làm sáng đẹp thêm phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ - Người chiến sỹ Hải quân”.

Trên mặt biển xanh thẫm, vòng hoa đỏ thắm ở giữa có sao vàng như lá cờ của Tổ quốc, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ dập dềnh trên sóng biển cùng hàng trăm con hạc giấy, nhánh hoa cúc vàng là lòng kính trọng, kính dâng lên anh linh các Anh hùng liệt sĩ. Máu của các anh đã hòa cùng nước biển, nhắc nhở các thế hệ muôn đời sau nhớ tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Sau Lễ tưởng niệm, các đại biểu xuống các xuồng nhỏ để đến với đảo Cô Lin. Đây là đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác nhưng cạnh hơi cong, mỗi cạnh dài khoảng một hải lý. Trong báo cáo của chỉ huy đảo Cô Lin, những tháng mùa khô, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng oi bức kéo dài từ 4 giờ sáng đến 19 giờ tối. Do nằm ở vĩ độ thấp, gần đường xích đạo nên số ngày nắng trên đảo nhiều với trên 300 ngày/năm; mùa mưa, thời tiết mát mẻ hơn nhưng lại hay có gió bão bất thường, làm ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo. Với vị trí tiền tiêu, đảo đá Cô Lin đang cùng phối hợp với các đảo khác của quần đảo Trường Sa tạo thành thế trận liên hoàn, vững chắc và là lá chắn vòng ngoài bảo vệ biển, đảo; bảo vệ hướng phía Đông của các tỉnh Nam Trung Bộ.

Sau phần trao quà của các Đoàn gửi tặng cho các chiến sĩ trên đảo, đến phần biểu diễn, giao lưu văn nghệ của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát ca múa nhạc tỉnh Sơn La. MC Khánh Hòa đã nghẹn ngào xúc động khi lên giới thiệu chương trình: “Qua báo chí, chúng tôi đã biết được một phần về những vất vả của các anh, tất cả các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát ca múa nhạc Sơn La đều đau đáu một lần được đến với Trường Sa. Và hôm nay, ngay giây phút này, lời nói không đủ để diễn tả hết cảm xúc của mình, chúng tôi xin được dành những lời ca, tiếng hát, điệu múa mang đậm bản sắc của quê hương Sơn La gửi tới các anh thay những lời tri ân sâu sắc nhất”.

Các ca sĩ, diễn viên vừa múa, vừa hát, vừa gạt vội những giọt nước mắt chảy dài trên má. Tôi cũng đã khóc và thực sự trào dâng xúc động khi nghe 3 chiến sĩ của đảo hát vang ca khúc Trụ biển: “Trường Sa ơi Hoàng Sa, một con sóng, tấc đất quê hương; Một gềnh đá, một câu hò đất mẹ; Biển thiêng liêng Việt Nam; Trường Sa ơi Hoàng Sa; Người chiến sĩ ngày đêm gác biển trời; Mặc bão tố, mặc gian khổ xá gì; Vì chúng tôi là, trụ biển Trường Sa; Vì chúng tôi là, trụ biển Hoàng Sa; Từ trái tim hồng, biển gọi ta đi; Tổ quốc kêu gọi, biển đảo là quê hương...”. Những chiến sĩ tuổi mới ngoài đôi mươi nhưng rất rắn rỏi với làn da đen xạm vì nắng gió; họ hát say sưa, át cả tiếng ầm ào của gió biển, của hơi nóng trong căn phòng chật hẹp... khiến rất nhiều đại biểu không cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Nhìn qua cửa sổ, cách đó không xa, đảo Gạc Ma đang bị nước ngoài chiếm giữ trái phép với 6 tàu quân sự án ngữ như thách thức bản lĩnh kiên cường của các chiến sĩ trên đảo Cô Lin.

Trong tiếng hát của các chiến sĩ, tôi cảm nhận được rằng: Dẫu vẫn còn nhiều khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió, nhưng những chiến sĩ hải quân nơi đây sẽ không hề nhụt chí, mà họ luôn tự hào về công việc đang làm, nhiệm vụ được giao. Qua tiếng hát, các chiến sỹ như muốn nhắn nhủ với đất liền rằng: Nơi đảo xa, biển xa này, họ luôn cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc, bởi bên họ luôn có sự yêu thương quan tâm dõi theo của cả dân tộc. Họ đã thề và chắc chắn chiến đấu hy sinh quên mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Còn chúng tôi, những người đang sinh sống và công tác ở đất liền, cũng thầm hứa với lòng mình, sẽ cố gắng cống hiến hơn nữa để cùng các anh xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trong Sổ lưu bút truyền thống của Đảo Cô Lin, đồng chí Mai Thu Hương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu tỉnh Sơn La đã viết: “Chúng tôi, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy Sơn La vô cùng xúc động khi đến thăm cán bộ, chiến sĩ trên đảo Cô Lin. Vô cùng ngưỡng mộ và cảm phục sự hy sinh và dũng cảm của các đồng chí. Các anh đã giữ vững biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, giữ bình yên cho chúng tôi ở đất liền. Chúng tôi kính chúc các anh vững chắc tay súng, đoàn kết sát cánh bên quân và dân cả nước quyết tâm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Cán bộ, đảng viên, quân và dân tỉnh Sơn La, miền Tây Bắc xa xôi gửi các anh những lời chúc tốt đẹp nhất. Chào thi đua Quyết Thắng” q

(Còn nữa)

Phong Lưu
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).