“Ươm mầm” nơi đảo xa

Vừa đặt chân đến đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), được nghe những giọng đọc "ê, a" rất đỗi thân thương của các cháu nhỏ trong ngôi trường nhỏ Hoa Phong Ba giúp chúng tôi phần nào vơi đi những mệt nhọc sau hành trình gần 20 hải lý. Dịp trở lại Cồn Cỏ lần này, ai ai cũng vui mừng trước sự đổi thay về điều kiện dạy và học của cô, trò trên đảo.

Dẫn chúng tôi đến thăm ngôi trường nhỏ Hoa Phong Ba, ông Cao Hồng Hải - Phó Chủ tịch HĐND huyện đảo Cồn Cỏ cho biết, thay vì phải học trong ngôi trường chật chội, xuống cấp thì nay cô và trò trường Hoa Phong Ba được chuyển về ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp hơn. Đây là công trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tặng cuối năm 2015. Từ ngày hoàn thành và đưa vào sử dụng, cô và trò được dạy, học tập trong điều kiện tốt hơn trước rất nhiều.

Bằng tình yêu nghề, yêu trẻ các cô giáo ngôi trường nhỏ Hoa Phong Ba

đã không quản khó khăn, gác lại lợi ích riêng tận tâm với công việc “ươm mầm” nơi đảo xa.

Trường hiện có 2 giáo viên đứng lớp, với 12 cháu theo học. Bước vào lớp học, chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp, tình cảm sâu nặng giữa cô và trò. Bằng tất cả tấm lòng, các cô giáo uốn nắn cho các cháu từng nét chữ, hướng dẫn các cháu tập vẽ như những người mẹ hiền. Cô giáo Nguyễn Thị Thắm, người đã có thâm niên hơn 10 năm dạy học tại đảo Cồn Cỏ cho biết: “Các cháu đều nằm trong độ tuổi từ 1 đến 5 nên phải học ghép như vậy. Chị em chúng tôi thay phiên nhau vừa dạy học vừa chăm sóc cho các cháu”.

 Trong câu chuyện với chúng tôi, cô Thắm chia sẻ, những ngày mới ra đảo, với những người phụ nữ như chị thực sự là thử thách lớn lao. Điều kiện vật chất, trường lớp, nơi ở còn nhiều khó khăn, cảnh vật thì hoang sơ lắm nhưng cũng dần thích nghi được để đứng vững, dạy học đến ngày nay. Chị luôn tâm niệm, dạy học ở đâu cũng vậy, dù ở đất liền hay đảo cũng là trên mảnh đất quê hương. Giờ thì mọi thứ đã ổn định, điều kiện dạy học cũng tốt hơn nhiều, khiến chị cảm thấy thật vui và hạnh phúc nhiều hơn với công việc mình đã chọn lựa.

 Cũng với hơn 10 năm tình nguyện “vượt sóng” ra dạy học trên đảo, cô Hoàng Thị Hiếu tâm sự: “Mặc dù cuộc sống trên đảo còn nhiều khó khăn, chồng và các con ở xa (TX Quảng Trị), nhưng vì trót nặng tình với các cháu nhỏ nơi đây nên tôi xác định không thể xa đảo, xa các cháu”. Trong câu chuyện với cô Hoàng Thị Hiếu, chúng tôi được biết, năm 2007, tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, cô Hiếu đã tình nguyện ra đảo dạy học. Và cứ một tháng nếu biển không động, cô lại khăn gói theo tàu vào đất liền thăm gia đình một lần. Nhiều năm tham gia dạy học trên đảo, niềm vui của các cô là được thấy các cháu chăm ngoan, khôn lớn từng ngày. Điểm tương đồng giữa hai cô giáo chính là tình yêu trẻ tha thiết, mong muốn truyền thụ cho các cháu tình yêu đối với con chữ, những kỷ năng cơ bản để khi bước vào đời các em có thể vươn xa hơn, lớn lên sẽ đem kiến thức học được để góp phần xây dựng quê hương.

 Mặc dù điều kiện trường lớp đã tốt hơn nhiều, nhưng so với đất liền thì vẫn còn nhiều khó khăn nhất định. Động lực giúp các cô vững tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoài tình yêu, sự hồn nhiên của các trẻ còn có niềm động viên từ gia đình của mình. Bằng tình yêu nghề, yêu trẻ các cô đã không quản khó khăn, gác lại lợi ích riêng tận tâm với công việc “ươm mầm” nơi đảo xa. Chia tay, cô trò, chúng tôi luôn nhớ mãi ánh mắt ngây thơ của 12 cháu nhỏ cùng câu nói của cô giáo Hoàng Thị Thắm: “Dù phải đối mặt với bao khó khăn, chúng tôi vẫn sẵn sàng hy sinh để những mầm xanh nơi đảo xa này ngày càng khôn lớn, trường thành hơn. Chúng tôi mong sao, mai này những mầm xanh này sẽ tiếp tục công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc như bố mẹ các cháu”./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.