Thận trọng trước nguồn thông tin chưa được kiểm chứng

Những ngày qua, thông tin về việc Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12 (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức lấy ý kiến trẻ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt. Nhiều ý kiến bày tỏ sự không đồng tình, thậm chí chỉ trích, chê bai nặng nề sự việc trên theo hướng “lấy ý kiến trẻ mầm non là điều rất nực cười”.

Văn bản gây ồn ào dư luận.
Văn bản gây ồn ào dư luận.

Tuy nhiên, tìm hiểu cụ thể thì bản chất sự việc không như nhiều người lầm tưởng.

Cụ thể, ngày 22/2/2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12 có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gửi tới: nhóm trẻ lớp mẫu giáo, lớp mầm non; trường mẫu giáo, mầm non (công lập và ngoài công lập); trường tiểu học (công lập và ngoài công lập), trường trung học cơ sở;...

Điều đáng nói là nội dung văn bản nêu rõ việc lấy ý kiến đối với các cơ sở giáo dục công lập là toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại đơn vị. Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập là chủ đầu tư các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non, trường mầm non, trường tiểu học ngoài công lập và toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại đơn vị.

Văn bản này sau đó đã xuất hiện trên mạng, tuy nhiên ảnh chụp văn bản chỉ có phần tiêu đề và mục kính gửi mà thiếu hoàn toàn nội dung chính. Một số người mới chỉ đọc vài dòng mở đầu của văn bản nên đã có sự nhầm lẫn về đối tượng lấy ý kiến, trong đó có trẻ mẫu giáo, mầm non. Với cách hiểu như vậy, các ý kiến (trong đó có cả người nổi tiếng) cho rằng, đây là một chỉ đạo không phù hợp, thậm chí không nghiêm túc, thậm chí lên án việc làm trên.

Sự việc ngày càng bị đẩy đi quá xa, các đối tượng cực đoan, phản động, thiếu thiện chí đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ để đăng tải luận điệu xuyên tạc về nội dung, ý nghĩa của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng như chống phá hoạt động lấy ý kiến nhân dân, gây mất lòng tin của nhân dân.

Cần thấy rằng, việc tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta nhằm huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, hoàn thiện dự án Luật quan trọng này theo hướng sát với thực tiễn và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân.

Theo đó, các đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm: Các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

Việc lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân sẽ là cơ sở quan trọng để Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích của nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Từ sự việc trên đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong cộng đồng về việc tiếp nhận thông tin. Mỗi sự việc, hiện tượng cần được đánh giá khách quan, toàn diện, dựa trên các dữ liệu đầy đủ, tin cậy. Vội vã tin, nghe theo và lan truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, rất có thể người sử dụng mạng xã hội đang tiếp tay cho tin giả, tin xấu độc phát tán.

Việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng mà bản thân người phát tán thông tin có thể bị liên lụy, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Siết chặt quản lý hàng hóa không rõ nguồn gốc

    Xã hội -
    Trước sự gia tăng nhanh chóng về chủng loại, nguồn gốc hàng hóa trên thị trường, đang tạo áp lực không nhỏ lên công tác quản lý, kiểm soát xuất xứ chất lượng hàng hóa. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh triển khai giải pháp đồng bộ, quyết liệt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định.
  • 'Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với phương châm “cán bộ gương mẫu, chiến sĩ noi theo”, Đảng ủy Trung đoàn 754, Bộ CHQS tỉnh đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ.
  • 'Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Hộ sản xuất nông nghiệp tiêu biểu

    Gương sáng bản làng -
    Bằng sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, ông Lê Văn Toàn, bản Văn Tân, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
  • 'Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 9/5, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác khuyến học và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” năm 2025. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; báo cáo viên Sở Giáo dục và Đào tạo, VNPT Sơn La; đại diện các ban, hội khuyến học của các đơn vị; hội khuyến học các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
  • 'Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Bộ đội Cụ Hồ giúp người nghèo an cư, lạc nghiệp

    Quốc Phòng - An Ninh -
    Với tinh thần “Ở đâu nhân dân khó, ở đó có bộ đội”, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Sơn La đã phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn lực lượng, huy động hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ đến tận các bản vùng sâu, vùng cao khảo sát, vận động và cùng nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát.
  • 'Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Bắc Yên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

    Xã hội -
    Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Bắc Yên đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.
  • 'Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

    Kinh tế -
    Với sự đồng hành, hỗ trợ của Hội Nông dân, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” huyện Mường La đã tạo sức lan tỏa, trở thành động lực để hội viên phát huy tính năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
  • 'Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

    Du lịch -
    Sơn La hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích về thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có giá trị lớn về lịch sử, minh chứng về một thời hào hùng của quân và dân ta; là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, gắn với du lịch “về nguồn”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc.