Phản bác luận điệu xuyên tạc: "Sửa Luật Đất đai - Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi"

Ngày 16/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra nhiệm vụ sửa đổi Luật Đất đai và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ngày 15/3/2023, việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã kết thúc. Đợt lấy ý kiến đã phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ và tâm huyết; thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Tuy nhiên, lợi dụng việc sửa đổi Luật Đất đai, các đối tượng phản động, các thế lực thù địch đã tung ra nhiều thông tin, luận điệu sai trái, tiêu cực, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng đăng tải nhiều bài viết, thông tin, đánh giá mang tính chất xuyên tạc trắng trợn về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng đưa ra luận điệu: Chính sách về đất đai đã gây ra bao hệ lụy, oan ức cho người dân từ mấy chục năm qua...

Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Thời gian gần đây, Đài Á Châu tự do (RFA) đã đăng bài viết “Sửa Luật Đất đai: Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi” với giọng điệu xuyên tạc: Quá trình sửa đổi chính sách, pháp luật Luật Đất đai đang phản ánh rõ nét đặc trưng “Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi” và đằng sau xu hướng chuyển đổi sang thị trường là sự thay đổi khó khăn về sở hữu: Từ "công hữu" - nền tảng của chế độ Đảng Cộng sản tập quyền và "tư hữu" - nền tảng của nguyên tắc thị trường. Tất cả các lần sửa đổi Luật Đất đai đều bị ràng buộc bởi chế độ sở hữu mang tính nguyên tắc của Đảng Cộng sản cầm quyền”... Chúng còn cho rằng “Điểm nghẽn nghiêm trọng là khâu thực thi khiến lĩnh vực đất đai ngày càng rối loạn và lan sang cả nền kinh tế, gây ra bất ổn thể chế”. Giọng điệu trên nhằm kích động, lèo lái dư luận, cố tình bóp méo về chính sách đất đai của Việt Nam; âm mưu phá hoại quá trình sửa đổi toàn diện Luật Đất đai của chúng ta.

Ở các nước trên thế giới, khi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai, thừa nhận sở hữu tư nhân thì những tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột vẫn xảy ra khá phổ biến vì nhiều lý do mà một trong số đó là bởi nhà nước vẫn có quyền thu hồi, trưng dụng đất tư trong những trường hợp cần thiết. Điều đó cũng rất dễ nảy sinh tình trạng lạm quyền, tiêu cực dẫn đến các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột đất đai gây bức xúc trong dư luận xã hội. Thực tế, ở nhiều nước, chính quyền đã mang xe ủi đi cưỡng chế giải tỏa đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Điều này chứng tỏ, chế độ "tư hữu" - nền tảng của nguyên tắc thị trường không phải là hoàn hảo mà vẫn tồn tại những hạn chế mang tính cốt lõi, đó là gắn với quản lý của nhà nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, sở hữu toàn dân không phải là căn nguyên của tình trạng tiêu cực, mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột hay những điểm nóng về đất đai ở nước ta hiện nay. Muốn giải quyết những tiêu cực, bức xúc, tranh chấp, điểm nóng về đất đai thì phải bắt đầu từ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy định về quản lý, sử dụng đất để có những biện pháp tổ chức thực hiện hiệu quả.

Trong bất kỳ xã hội hiện đại nào, Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các vấn đề liên quan đến đất đai. Nhìn lại lịch sử đất nước, có thể thấy rõ, trong từng giai đoạn lịch sử, kể từ Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến nay, với sự ra đời của Luật Đất đai 1987 đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013, chính sách pháp luật về đất đai luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm hoàn thiện.

Đảng ta thẳng thắn đánh giá những ưu điểm, nhìn nhận ra hạn chế để sửa chữa, khắc phục,  thể hiện tinh thần cầu thị, vì nhân dân của Đảng, Nhà nước ta: Thi hành Luật Đất đai năm 2013 đã giúp Đảng và Nhà nước ta thực hiện được các chủ trương, chính sách về đất đai đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, Luật Đất đai năm 2013 cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý - sử dụng đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Bởi vậy, việc sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực tiễn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng pháp luật trong nhiệm kỳ với tinh thần vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, doanh nghiệp, người dân.

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đất đai là tôn trọng luật pháp, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai. Trong bài khai mạc Hội nghị Trung ương 5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị phải tập trung làm rõ: Vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng? Vì sao số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp? Vì sao thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro?...

Đồng chí Tổng Bí thư còn đề nghị, phải tìm ra bằng được những vướng mắc trong hệ thống thể chế pháp luật và tìm ra những trở ngại phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện với những câu hỏi rất trọng tâm, trọng điểm: “Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết và bất cập của Luật Đất đai năm 2013? Đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn? Và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?..."

Để bảo đảm vận hành hiệu quả thị trường quyền sử dụng đất, nhằm đảm bảo sự công bằng cho mọi người dân và đảm bảo nguồn lực phục vụ sự phát triển của đất nước, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết 18-NQ/TW nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về đất đai. Nghị quyết đưa ra các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, những bất cập liên quan đến vấn đề đất đai, phát triển hoàn thiện thể chế. Đây được coi như một cơ sở chính trị quan trọng giúp nhiều vấn đề sẽ được giải quyết như đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm được quỹ đất cho các chương trình nhà ở xã hội; thực hiện chính sách ưu đãi về tài chính đất đai cho vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn; giải quyết được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất tôn giáo.

Dưới góc độ lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam xác định công tác sửa đổi toàn diện Luật Đất đai là vô cùng cần thiết. Bởi sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ trọng tâm, là việc vô cùng hệ trọng và rất khó khăn, cần huy động sức mạnh cả nước, trí tuệ toàn dân, thực hiện kỹ lưỡng, bài bản, khoa học mới có thể bảo đảm xây dựng luật thiết thực, hiệu quả. Sửa Luật Đất đai phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao và để Nhà nước, tư nhân đều không thể làm sai và không còn sợ sai. Nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, song Đảng, Nhà nước vẫn kiên quyết thực hiện sửa đổi Luật Đất đai. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng, doanh nghiệp, người dân.

Theo thống kê sơ bộ, sau hơn 2 tháng triển khai xin ý kiến của Nhân dân, hệ thống chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội đối với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, đã có gần 8.000 ý kiến của nhân dân trên cả nước góp ý vào Dự thảo trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ có hơn 2.000 ý kiến có chất lượng gửi đến Ban soạn thảo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức 12 hội thảo xin ý kiến tham gia; Ủy ban Mặt trận tổ quốc các tỉnh, thành phố tổ chức lấy ý kiến của hơn 10.000 người; 63 tỉnh thành đều triển khai lấy ý kiến nhân dân với tinh thần cầu thị, với nhiều cách làm khác nhau, mục đích là để lắng nghe được nhiều nhất, sâu nhất ý kiến của n hân dân. Thành phần lấy ý kiến cũng vô cùng đa dạng, nghiêm túc, bài bản: Từ cộng đồng doanh nghiệp, giới luật gia, các nhà khoa học, kiều bào...

Công tác tiếp thu được tiến hành bài bản, khoa học và cầu thị thể hiện pháp luật thực sự vì lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc, cộng đồng, doanh nghiệp, người dân. Không chỉ nhân dân Việt Nam ủng hộ mà việc lấy ý kiến còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Bà Ramla Khalidi - Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận xét: “UNDP đánh giá rất cao việc lấy ý kiến người dân vào Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đây là dự luật rất quan trọng, đặc biệt với nhân dân trên tinh thần tiếp cận thông tin, minh bạch và hòa nhập". Việc chỉ trong thời gian ngắn đã có đông đảo thành phần nhân dân tham gia ý kiến với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối của Nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản Việt Nam; thể hiện Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn trong công cuộc lãnh đạo đất nước Việt Nam.

Vì vậy, chúng ta phải sáng suốt nhìn nhận đúng sự thật, chứ không có chuyện “Sửa Luật Đất đai - Thị trường tiến, Đảng Cộng sản lùi” như Đài RFA đề cập. Phải khẳng định: Đây là lời lẽ của những người không có lợi ích liên quan, thậm chí hằn học với chế độ, nhưng lại vờ quan tâm, lo cho quyền lợi của người dân, đưa ra những phát ngôn vô căn cứ, rồi xuyên tạc, chỉ trích, để từ đó, lợi dụng kích động đám đông, mưu toan phá vỡ ổn định chính trị - xã hội, làm chậm lại sự phát triển của đất nước. Hiện nay, không chỉ Đài RFA mà còn nhiều đối tượng phản động, các thế lực thù địch thường xuyên đăng tải các câu chuyện tiêu cực liên quan đến đất đai, nhằm gây ác cảm, nhận thức sai lầm, để nhân dân không tham gia góp ý, xây dựng Luật.

Đây là thủ đoạn mới, tinh vi, khó nhận diện, vì không trực tiếp công kích vào dự thảo Luật. Nhân dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác để không bị lôi kéo, dẫn dắt, tin và nghe theo các thông tin sai, xấu, độc, kiên quyết bài trừ các luận điệu phản động, chia rẽ, làm mất niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, góp phần xây dựng Luật Đất đai thực chất, có tính khả thi cao và sát với thực tiễn đời sống của nhân dân Việt Nam.

 

Trần Xuân Khôi
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).