Cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch hiện nay

Trong những năm qua, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc những thành tựu Việt Nam đạt được, nhất là trên lĩnh vực dân tộc. Chúng thường vu khống về “Chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền”; “phân biệt đối xử với dân tộc thiểu số”; “Không có quyền tự do ngôn luận”; “Đàn áp tôn giáo”, để thực hiện âm mưu phá vỡ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, hình thành các tổ chức chính trị ly khai, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, nhằm tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta với quan điểm nhất quán là luôn dành nhiều sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của lịch sử và điều kiện địa lý tự nhiên, các dân tộc Việt Nam có trình độ phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, xã hội; trình độ dân trí, phong tục, tập quán có sự chênh lệch khá lớn. Các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, biên giới hẻo lánh, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Lợi dụng những điều này, các thế lực thù địch đã triệt để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tập trung chủ yếu ở một số khía cạnh như sau:

Chúng lợi dụng đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số là những người thật thà, chất phác, lợi dụng lòng tin để tuyên truyền, xuyên tạc, làm cho một bộ phận bị lầm tưởng rằng: cộng đồng dân tộc thiểu số phải có quyền quyết định riêng, đứng ngoài sự quản lý của chính quyền. Từ đó, các thế lực thù địch tìm mọi cách để lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số thành lập nhà nước riêng. Điển hình như hoạt động thành lập "Nhà nước Mông" diễn ra vào năm 2011 ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Từ đây, sẽ hình thành các tổ chức đối lập với Nhà nước ta. Đồng thời, các thế lực thù địch nước ngoài tích cực “hà hơi, tiếp sức” chỉ đạo số đối tượng trong nước tập hợp lực lượng, hình thành nhen nhóm phản động chống đối chính quyền.

Các thế lực thù địch kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số biểu tình, chống đối chính quyền. Chúng đưa ra những luồng thông tin bịa đặt gây hoài nghi trong đồng bào dân tộc thiểu số, khiến họ mất niềm tin vào chế độ. Nguy hiểm hơn, chúng tìm mọi lý do để tạo ra mâu thuẫn, bức xúc của người dân tộc thiểu số với người Kinh, chúng muốn tạo ra tư tưởng ly khai, tự trị, bài trừ người Kinh. Để cụ thể hóa âm mưu đó, chúng “bới lông, tìm vết” những sai lầm, khiếm khuyết của một số cán bộ vùng cao trình độ còn hạn chế để kích động đồng bào tụ tập, gây rối an ninh trật tự.

Chúng chắp nhặt những thông tin về những sơ hở, thiếu sót của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc để tạo cớ vu cáo vi phạm dân chủ, nhân quyền. Từ đó, gây sức ép đòi Nhà nước ta phải trao “quyền tự quyết, tự quản” cho cộng động người dân tộc thiểu số ở trong nước. Ngoài ra, các đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoài còn tổ chức những cuộc diễu hành, biểu tình, “mít tinh” với danh nghĩa đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền”. Một số phần tử cơ hội chính trị trong nước liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài để hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

Chúng lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, các tổ chức phi chính phủ (NGO)… để phát triển lực lượng, khuếch trương thanh thế, lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số chống chính quyền. Đây là thủ đoạn hết sức tinh vi, bởi bề ngoài mang tính hợp pháp, diễn ra công khai, nhưng thực chất là “bình phong” trá hình để hỗ trợ bọn phản động tập hợp lực lượng và tiến hành các hoạt động phá hoại; tuyên truyền, xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, kích động đòi “tự trị, ly khai” nhằm gây mất ổn định an ninh trật tự.

Chúng lập ra các "tôn giáo riêng" cho đồng bào dân tộc thiểu số như "Tin lành Đề-ga" ở Tây Nguyên; "Tin lành của người Mông" ở Tây Bắc, "Phật giáo của người Khmer" ở Tây Nam Bộ… Thông qua đó lôi kéo, tập hợp đồng bào dân tộc và hình thành các tổ chức ngầm núp bóng dưới danh nghĩa tôn giáo chống đối chính quyền.

Trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước và của tỉnh, các thế lực thù địch, các đối tượng phản động lưu vong và các phần tử cơ hội chính trị trong nước tiếp tục lợi dụng dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước với tính chất rất nguy hiểm. Vì vậy, mỗi cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng và nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, cần cảnh giác, chủ động và tích cực đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước. Kiên quyết không nghe theo kẻ xấu lôi kéo, kích động, xúi giục thực hiện những hành vi chống phá, gây rối, mất an ninh trật tự tại địa phương.     

Hoàng Anh
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.