Thêm gần 698 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã thu hút thêm gần 698 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội.

Lao động tại Công ty Sao Mai (Ảnh minh họa: nhandan.vn).

Lao động tại Công ty Sao Mai (Ảnh minh họa: nhandan.vn).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, ước đến hết tháng 9 năm nay, toàn quốc có hơn 17,24 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt 89,91% so với kế hoạch của ngành. Con số này tăng gần 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái, tăng hơn 697.200 người so với hết năm 2021.

Đây là thông tin từ hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành bảo hiểm xã hội quý IV năm 2022 diễn ra ngày 3/10.

Cũng theo cơ quan này, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 87,5 triệu người người, tăng gần 4 triệu người so với cùng kỳ năm 2021, đạt tỷ lệ bao phủ 88,42% dân số.

Toàn quốc cũng đã có gần 27 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt (dùng để đăng nhập sử dụng ứng dụng VssID). Trong đó, 850.369 người với 1.616.544 lượt sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Ước đến hết tháng 9/2022, toàn quốc có hơn 17,24 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng hơn 697.200 người so với hết năm 2021.

Số người tham gia bảo hiểm y tế đạt hơn 87,5 triệu người người, tăng gần 4 triệu người so với cùng kỳ năm 2021, đạt tỷ lệ bao phủ 88,42% dân số.

Hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác thực khoảng 51,2 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, đơn vị cũng cung cấp, chia sẻ hơn 60,5 triệu lượt bản ghi thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau 7 tháng triển khai thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, toàn quốc đã có 11.445 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Con số này chiếm khoảng 90% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc, với 2.554.284 lượt tra cứu.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, các chỉ tiêu quan trọng của ngành đều đã tăng nhanh so với hết năm 2021. Tuy nhiên, nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm của toàn ngành vẫn còn không ít khó khăn. Vì vậy, đồng chí Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu, cần phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho phù hợp với thực tiễn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy chế, đề án của ngành, sao cho cán bộ ở cơ sở dễ hiểu, dễ thực hiện.

Về các chỉ tiêu quan trọng, toàn ngành cần tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển người tham gia; tăng cường các giải pháp đôn đốc thu, giảm nợ, thu hồi nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, cần thường xuyên rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người chưa tham gia để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Cùng với đó, giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đề nghị tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bảo đảm đơn giản, dễ dàng, thuận tiện nhất cho doanh nghiệp, người dân. Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06 của Chính phủ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; ưu tiên hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu công việc của địa phương.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.