Thách thức lớn cho an sinh xã hội

Cần tập trung tuyên truyền để người lao động hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội, giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ngày 12/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và phát triển thị trường lao động nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

Một trong những trọng tâm của chương trình này là, các bên sẽ tăng cường phối hợp nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45% lực lượng lao động vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030 thông qua nhiều giải pháp, trong đó có việc tập trung tuyên truyền để người lao động hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội, giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Tính đến hết năm 2021, cả nước mới có hơn 16,5 triệu người (tương đương khoảng 35% lực lượng lao động) tham gia bảo hiểm xã hội, chỉ tăng hơn 350 người (2,2%) so với năm trước. Trong khi đó, để đạt mục tiêu 45% lực lượng lao động tham gia vào năm 2025 như Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đề ra, trong giai đoạn 2022-2024, mỗi năm cả nước cần phát triển mới khoảng hai triệu lao động tham gia. Ðây là thách thức rất lớn.

Trên thực tế, những khó khăn trong mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội hiện nay không chỉ bắt nguồn từ dư địa phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc không còn nhiều và ngày càng khó "khai thác", mà còn có căn nguyên từ sự gia tăng số lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn 2016-2021, cả nước đã có hơn 4,5 triệu người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần và con số năm sau luôn cao hơn năm trước: Năm 2016 có gần 615 nghìn người; năm 2017 có hơn 661 nghìn người; năm 2018 có hơn 754 nghìn người; năm 2019 có hơn 799 nghìn người; năm 2020 có 848 nghìn người. Ðến năm 2021, đã có 863.272 người lựa chọn rời khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội qua việc nhận bảo hiểm xã hội một lần. Riêng ba tháng đầu năm nay, cả nước cũng đã có hơn 200 nghìn lao động chọn phương án này, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Xét trên bình diện chung, sự gia tăng đáng lo ngại này đã khiến những nỗ lực mở rộng người tham gia trong nhiều thời điểm chỉ như việc "bù đắp hao hụt", chứ không thật sự tạo nên sự phát triển.

Ở phạm vi hẹp hơn, nhận bảo hiểm xã hội một lần cũng đồng nghĩa với việc người lao động tự làm mất đi hoặc làm giảm cơ hội được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, nhất là chế độ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm y tế của mình. Ðiều đó không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định cuộc sống của chính người lao động và gia đình họ trong tương lai, mà về lâu dài còn đặt thêm những gánh nặng đối với xã hội. Bởi vậy, tập trung mở rộng bảo hiểm xã hội đi đôi với giải quyết thách thức này là lựa chọn vô cùng cần thiết.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.