Thông điệp về sự cần thiết

Thế giới chuẩn bị bước sang năm thứ ba ứng phó đại dịch Covid-19. Nhấn mạnh rằng, thế giới đang có trong tay những công cụ mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố nhân loại phải cùng nhau nỗ lực để chấm dứt đại dịch trong năm 2022.

Lau dọn thiết bị y tế tại khu điều trị bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron tại 1 bệnh viện ở Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 6/12/2021. (Ảnh: Reuters)

Các chuyên gia hàng đầu của WHO cho rằng, con người hoàn toàn có thể tránh kịch bản tồi tệ nhất của Covid-19. Từ dạng tiêm kiểu truyền thống tới các hình thức mới là uống hay xịt, các thế hệ vaccine ngừa Covid-19 liên tục được nghiên cứu, phát triển và cập nhật.

Ngay trước thềm năm 2022, WHO đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp loại vaccine thứ 10. Tổ chức lớn nhất về y tế toàn cầu tin rằng, với một loạt công cụ chống dịch mạnh mẽ, thế giới có thể giảm số người mắc bệnh, nhập viện, phải chăm sóc tích cực và cả tỷ lệ tử vong vì Covid-19.

Sau hai năm chống dịch, các nước đã bình tĩnh hơn, phản ứng linh hoạt hơn trước sự xuất hiện của Omicron, biến thể đáng lo ngại mới nhất của virus SARS-CoV-2. Phần lớn các nước chuyển hướng từ chiến lược “không ca mắc” sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Trong kế hoạch đối phó biến thể Omicron vừa công bố, Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) nhấn mạnh: Tất cả chúng ta đều lo lắng về Omicron, nhưng không được hoảng sợ… Chúng ta đã được chuẩn bị và hiểu biết hơn nhiều về cách thức chống dịch.

Omicron xuất hiện ở khoảng 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, dần trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo ở Mỹ, Anh, Đan Mạch, Bồ Đào Nha... Các nhà khoa học cho rằng, vẫn cần thêm thời gian để đánh giá mức độ nguy hiểm của biến thể mới, song hầu hết các nghiên cứu hiện nay đều chỉ ra điểm chung là Omicron lây lan rất nhanh, song gây triệu chứng nhẹ hơn và tỷ lệ tử vong cũng giảm so với các phiên bản trước đó của SARS-CoV-2.

Các nhà dịch tễ học dự báo, có thể loài người sẽ phải sử dụng hết bảng chữ cái Hy Lạp để đặt tên cho các biến thể mới. Biến thể Alpha xuất hiện và gần như xóa sổ chủng gốc gây Covid-19, nhưng sau đó lại bị biến thể Delta thay thế. Omicron đang dần thế chỗ Delta và không loại trừ khả năng biến thể mới tiếp tục xuất hiện, “soán ngôi” Omicron.

Những dấu hiệu cho thấy khả năng Omicron là “biến thể đáng lo ngại” cuối cùng đã được giới khoa học chỉ ra. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho rằng, vaccine ngừa Covid-19 có thể cần được tiêm nhắc lại hằng năm, tương tự vaccine phòng cúm. Nếu các biến thể mới liên tục xuất hiện, mũi tăng cường hằng năm có thể được điều chỉnh để chống lại bất kỳ “biến thể thống trị” nào.

Các chuyên gia kỳ vọng, năm 2022 sẽ là năm các nhà hoạch định chính sách tìm ra chiến lược hiệu quả nhất để thích ứng an toàn, hướng tới coi Covid-19 là bệnh đặc hữu. Những biện pháp như tiêm mũi tăng cường hằng năm, xét nghiệm thường xuyên và nhanh chóng hơn, thúc đẩy những tiến bộ mới nhất trong phương pháp điều trị bệnh, thiết lập các kế hoạch phòng dịch linh hoạt tại công sở, trường học… sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh.

Để đạt được miễn dịch cộng đồng phải có ít nhất 70% dân số thế giới được tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, tới nay chưa tới một nửa dân số thế giới được tiêm phòng đầy đủ. Điều quan trọng ngay thời điểm này là phải đẩy nhanh các chuyến vaccine đến các quốc gia chưa được cung ứng đầy đủ. Liên hợp quốc tiếp tục truyền đi thông điệp về sự cần thiết trong phối hợp để thoát khỏi đại dịch, với tất cả mọi người, ở mọi nơi. Nếu không đạt được sự bình đẳng trong tiếp cận các phương tiện chống dịch, việc giảm thiểu các ca mắc bệnh ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể được duy trì theo thời gian.

Khó hy vọng virus biến mất, song cách tiếp cận mang tính toàn cầu, cùng những công cụ phù hợp và sự thích ứng chủ động, linh hoạt của mỗi cá nhân, có thể giúp thế giới sớm khép lại giai đoạn tối về dịch bệnh

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.