Thế giới tuần qua: Giải mã biến thể Omicron

Tuần qua (6-12/12), thế giới ghi nhận nhiều thông tin đáng chú ý về tình hình dịch bệnh COVID-19, những tín hiệu tích cực trong quan hệ giữa các nước lớn, ông Olaf Scholz trở thành Thủ tướng với những cam kết thay đổi nước Đức...

Những nhận định "lạc quan" sơ bộ về biến thể Omicron

 Người dân đeo khẩu trang trên tuyến phố của thủ đô Seoul (Hàn Quốc) ngày 11/12/2021. Những thông tin giải mã của giới khoa học về Omicron đang làm vơi bớt "sự hoang mang" của con người về mức độ nguy hiểm của biến thể mới. (Ảnh: Xinhua)

Trong tuần qua, các thông tin về biến thể Omicron đã từng bước được giải mã. Dù chủng virus mới vẫn tiếp tục lan rộng và gây quan ngại ở nhiều nước trên thế giới, song những nhận định ban đầu của giới khoa học dường như đã hé lộ điểm sáng trong cuộc chiến chống dịch bệnh và khiến con người "bớt hoang mang" về mức độ nguy hiểm của biến thể mới.

Trong bài viết: “Liệu biến thể Omicron có thể cứu chúng ta khỏi COVID-19?” mới đăng trên trang mạng rt.com, Tiến sĩ Anthony Fauci - Cố vấn y tế của Nhà Trắng và là chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ nhận định rằng sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể không là điều hoàn toàn tồi tệ. Lập luận từ chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ chỉ ra rằng, qua đánh giá các dấu hiệu ban đầu, dường như mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron không cao và đây là các tín hiệu có đôi chút khích lệ. Các đột biến của Omicron dường như khiến biến thể này có khả năng lây nhiễm sang người cao hơn, nhưng đây có thể không phải là một điều xấu nếu Omicron cho thấy ít khả năng gây bệnh nghiêm trọng hơn và giúp người nhiễm bệnh hình thành miễn dịch một cách tự nhiên chống lại tất cả các chủng của virus SARS-CoV-2.

Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, đã chỉ trích phản ứng mà bà cho là cực đoan của các nước phương Tây khi áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các hành khách đến từ các quốc gia khu vực Nam châu Phi. Theo đánh giá của bà Coetzee, tất cả các trường hợp nhiễm Omicron mà bà đã chứng kiến ở Nam Phi đều ở thể nhẹ. Nếu trải nghiệm của Nam Phi với Omicron là ví dụ điển hình, thì bệnh COVID-19 mà Omicron gây ra không những ít nghiêm trọng hơn bệnh cúm thông thường mà còn giúp hình thành miễn dịch chống COVID-19. “Đây sẽ là một yếu tố hữu ích trên con đường đạt đến miễn dịch cộng đồng” – Tiến sỹ Coetzee nói.

Kể từ khi ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên tại Nam Phi vào tháng trước, danh sách các nước chịu ảnh hưởng bởi Omicron đang ngày càng nối dài. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 26/11 đưa biến chủng Omicron vào danh sách "biến chủng đáng lo ngại" và nhiều nước cũng bày tỏ quan ngại rằng sự xuất hiện của biến thể virus mới sẽ khiến cuộc chiến chống đại dịch trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong một thông báo mới đây, WHO cho biết chưa có bằng cho thấy biến chủng này nguy hiểm hơn các chủng virus cũ, cũng như nhu cầu cần loại vaccine mới dành riêng cho Omicron. Cho tới nay, các loại vaccine hiện tại được chứng minh là có hiệu quả với mọi biến thể của virus SARS-CoV-2, giảm nguy cơ bệnh nặng và nhập viện. Trong bối cảnh những thông tin về chủng virus mới vẫn chưa rõ ràng thì cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe vẫn là tiêm vaccine và tuân thủ khuyến cáo về phòng ngừa dịch bệnh.

Nga - Ấn tăng cường hợp tác chiến lược

 Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc gặp ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ vào đầu tuần qua. (Ảnh: Reuters)

Trong tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn tất chuyến công du tới New Delhi với 28 thỏa thuận được ký kết trên các lĩnh vực từ năng lượng, quốc phòng tới an ninh mạng. Đáng chú ý, ông Putin khẳng định, Nga sẽ hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự theo một cách độc nhất, không dành cho bất kỳ đối tác nào khác. Mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ được cho đang bước lên một nấc thang mới đầy hứa hẹn.

Theo thông tin được công bố từ Điện Kremlin, ngay sau hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn Độ vào ngày 6/12 tại New Delhi, hai nhà lãnh đạo Nga và Ấn Độ đã khẳng định cam kết đối với quan hệ đối tác chiến lược đặc quyền và nhấn mạnh, mối quan hệ quan trọng giữa Nga và Ấn Độ với tư cách là các cường quốc cùng có trách nhiệm chung sẽ tiếp tục là trụ cột của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin đến Ấn Độ, hai bên đã ký nhiều thỏa thuận lớn, trong đó có hợp đồng cung cấp 2 triệu tấn dầu Nga cho Ấn Độ vào năm 2022, thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự đến năm 2030, theo đó Nga tiếp tục chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ và hợp tác sản xuất hơn 600 nghìn khẩu súng trường tấn công AK-203.

Theo nhận định của giới chuyên gia, chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ tuy ngắn nhưng đạt hiệu quả cao và mang tính thực chất. Hợp tác Nga - Ấn sẽ thiết lập trật tự mới trong khu vực. Trong Chiến lược an ninh quốc gia mới do Tổng thống Putin phê chuẩn hồi tháng 7 vừa qua, Moscow coi việc mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Ấn Độ là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thông điệp quan trọng từ cuộc đối thoại Tổng thống Nga-Mỹ

 Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP)

Không ngoài dự đoán, cuộc hội đàm trực tuyến kết thúc rạng sáng 8/12 (theo giờ Hà Nội) giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ J.Biden chưa thể giúp giải quyết các vấn đề bất đồng đang khiến quan hệ hai nước trên đà xuống dốc. Tuy nhiên, bản thân việc hai Tổng thống có thể đối thoại và nhất trí chỉ đạo các đại diện của hai nước tiến hành tham vấn thực chất về những vấn đề nhạy cảm đã phát đi tín hiệu tích cực đối với việc kiểm soát mối quan hệ giữa hai cường quốc.

Hai bên đã trao đổi thẳng thắn lập trường về một loạt vấn đề nhạy cảm như cuộc xung đột tại Ukraine, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông đồng thời tăng cường triển khai lực lượng và vũ khí sát biên giới Nga, dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2"..., những chủ đề vốn gây căng thẳng và khiến quan hệ hai nước xuống đến mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã truyền tải quan điểm của mỗi bên về những vấn đề gây tranh cãi, trong đó cả Washington và Moskva đều giữ nguyên lập trường của mình.

Đối với vấn đề được quan tâm nhất liên quan tới Ukraine, Tổng thống J.Biden bày tỏ mối quan ngại của Mỹ và các đồng minh châu Âu về việc Nga gia tăng lực lượng gần biên giới Ukraine, cảnh báo sẽ đáp trả bằng các biện pháp kinh tế cùng các biện pháp mạnh khác trong trường hợp có leo thang quân sự. Về phần mình, Tổng thống Nga Putin nhắc lại quan điểm của Moskva, cho rằng việc Mỹ và NATO tăng cường khả năng quân sự gần biên giới Nga là một thách thức nghiêm trọng và NATO đang “thực hiện những nỗ lực nguy hiểm.” Do đó, Nga “thực sự quan tâm đến việc có được những đảm bảo đáng tin cậy và ràng buộc về pháp lý, loại trừ việc NATO mở rộng về phía Đông và việc triển khai các hệ thống vũ khí tấn công ở các quốc gia giáp với Nga.”

Giới quan sát cho rằng những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ hai nước đều là những bất đồng khó hóa giải và khó có khả năng lập trường của hai bên sẽ "xích lại gần nhau." Bởi vậy, không ai kỳ vọng sẽ có đột phá. Tuy nhiên, cuộc hội đàm thượng đỉnh này cũng cho thấy xu thế đối thoại vẫn đang được duy trì trong quan hệ Nga/Mỹ.

Nước Đức có Thủ tướng mới

 Tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: CNN)

Ngày 8/12, Hạ viện Đức bầu ông Olaf Scholz làm Thủ tướng, kế nhiệm bà Angela Merkel sau 16 năm cầm quyền. Trên cương vị mới, ông Scholz sẽ lãnh đạo chính phủ liên minh ba bên gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự Do (FDP) hiện thực hóa các cam kết về thúc đẩy đầu tư xanh và tăng cường hội nhập châu Âu. Như vậy, 72 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang và sau 16 năm dưới sự điều hành của Thủ tướng Angela Merkel, nước Đức đã có sự khởi đầu mới với người lãnh đạo mới.

Thủ tướng Schol cam kết sẽ mang lại một "khởi đầu mới" cho nước Đức khi ông tiếp quản vị trí của bà Angela Merkel. "Đây sẽ là một khởi đầu mới cho đất nước của chúng ta. Trong mọi trường hợp, tôi sẽ làm mọi thứ để hướng tới điều đó", ông Scholz nói.

Cùng ngày, các bộ trưởng của nội các mới cũng được nhận quyết định bổ nhiệm từ Tổng thống liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier. Các vị trí bộ trưởng do thành viên của SPD, đảng Xanh và FDP cùng nắm giữ.

Trong buổi chiều, bà Merkel chính thức bàn giao nhiệm vụ thủ tướng cho ông Scholz. Bà chúc ông vững tay lèo lái đất nước trong bối cảnh Đức đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư và các thách thức khác.

Giới chuyên gia dự báo, ông Scholz sẽ phải đối mặt với những vấn đề cấp bách ngay trong “tuần trăng mật” của nhiệm kỳ Thủ tướng, nhất vào thời điểm bất ổn ngoại giao ở Liên minh châu Âu (EU) đang gia tăng và dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, ông Scholz cũng phải nỗ lực thể hiện và khẳng định vai trò để không bị lu mờ bởi người tiền nhiệm Merkel, vốn từng được ví là “tượng đài” của nền kinh tế đầu tàu châu Âu.

Thiên tai, tai nạn thương tâm tại nhiều nước trên thế giới

 Hiện trường vụ tai nạn khiến Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ - Tướng Bipin Rawat thiệt mạng. (Ảnh: Xinhua)

* Ngày 8/12, lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) xác nhận đã tìm thấy 13 thi thể trong vụ rơi máy bay trực thăng Mi-17V5 ở bang phía Nam Tamil Nadu, trong đó có thi thể hai vợ chồng Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ấn Độ - Tướng Bipin Rawat. Chiếc trực thăng Mi-17V5 gặp nạn tại khu vực Coonoor thuộc quận Nilgiris, cách Chennai, thủ phủ của Tamil Nadu, khoảng 538 km về phía Tây Nam. Giới chức Ấn Độ cho biết, chiếc trực thăng chở theo 14 người vào thời điểm gặp nạn, trong đó có vợ chồng Tướng Rawat và trợ lý quốc phòng của ông. Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ rơi máy bay trên và IAF đã yêu cầu điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Theo thông tin ban đầu, tại khu vực xảy ra tai nạn có sương mù và tầm nhìn thấp.

* Từ đêm 10/12 và sáng sớm 11/12, nhiều bang ở miền Nam và Trung Tây nước Mỹ đã phải hứng chịu những cơn bão và lốc xoáy nghiêm trọng được đánh giá là "chưa từng có trong lịch sử", khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người ở bang Kentucky phải chịu cảnh mất điện. Các bang khác bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và nguy hiểm bao gồm Illinois, Tennessee, Missouri và Arkansas. Ngày 11/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo tăng cường nguồn lực liên bang ngay lập tức cho các khu vực bị thiên tai tàn phá nặng nề. 

* Một vụ tai nạn giao thông làm đến 49 người chết và 40 người khác bị thương ở Mexico khi chiếc xe tải chở đầy người di cư bất hợp pháp đâm vào tường chắn trên đường và bị lật. Ngày 10/12, Hãng tin Reuters dẫn lời các cơ quan cấp cứu ở bang Chiapas của Mexico xác nhận hầu hết nạn nhân thiệt mạng là người di cư từ khu vực Trung Mỹ. Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe tải va chạm với một chiếc xe khác rồi đâm vào tường chắn tại một khúc cua nguy hiểm bên ngoài thành phố Tuxtla Gutierrez và bị lật. Chiapas, nằm giáp Guatemala, là một điểm nóng trung chuyển người di cư bất hợp pháp tìm cách đến Mỹ. Theo Hãng tin Sputnik, có khoảng 150 -200 người trên xe. Chưa rõ quốc tịch của những người di cư này./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.