Singapore: Tỷ lệ lao động mất việc làm ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua

Kinh tế Singapore suy giảm trong năm 2015 đã khiến nhiều lao động mất việc làm. Với 15.580 công nhân đã bị sa thải trong năm 2015, đây là con số cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đến nay.

Năm 2015, gần 15,6 ngàn người bị mất việc làm tại Singapore.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nhân lực Singapore (MOM) vừa công bố, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn ở mức thấp song trong số công nhân bị sa thải trong năm 2015 đã tăng 20% so với năm 2014. 15.580 công nhân đã bị sa thải trong năm 2015  sẽ gặp khó khăn hơn khi tìm một công việc mới trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm như hiện nay

Số liệu cũng cho thấy, chỉ hơn một nửa số người Singapore và những người có thẻ cư trú bị sa thải từ tháng 7 đến tháng 9/2015 là có thể tìm được việc làm vào cuối năm, giảm 55% so với quý trước đó và giảm 59% so với quý cuối cùng của năm 2014.

Đáng chú ý, lao động địa phương tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn một thập kỷ qua. Số người Singapore và người có thẻ cư trú có việc làm chỉ tăng 700 người trong năm 2015, trong khi con số này của năm trước đó là 96.000 người. Trong khi đó, số người lao động nước ngoài tại Singapore tính đến cuối năm 2015 là trên 3,6 triệu người, chỉ tăng 0,7% so với thời điểm đầu năm.

Mặc dù, trong năm 2015, số lao động bị sa thải tăng song tỷ lệ thất nghiệp của Singapore vẫn không thay đổi ở mức 2,9% đối với người Singapore, trong khi tỉ lệ này tăng nhẹ từ 2,7% trong năm 2014 lên 2,8% đối với thành người có thẻ cư trú. Bên cạnh đó, theo Bộ Nhân lực Singapore, trong bối cảnh tình trạng tăng trưởng việc làm giảm sút, thu nhập của người lao động tại Singapore vẫn được cải thiện so với năm trước đó khi tăng 7% và năng suất lao động chỉ giảm 0,1%.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng trưởng việc làm giảm trong năm 2015 vừa qua, Bộ Nhân lực Singapore cho rằng, sự thay đổi cấu trúc làm chậm tăng trưởng lực lượng lao động địa phương trùng với suy thoái theo chu kỳ, các ngành định hướng xuất khẩu như sản xuất và thương mại tăng trưởng chậm lại cùng với các dịch vụ bất động sản trong bối cảnh thị trường ảm đạm, thương mại bán lẻ cũng giảm sút do suy thoái... 

  

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới