Pháp vẫn đảm bảo vận hành các sân bay bình thường sau khủng bố

Hai ngày sau khủng bố, các sân bay tại Paris vẫn được đảm bảo vận hành bình thường nhưng được thắt chặt an ninh hơn.

Hàng nghìn nhân viên an ninh Pháp đã được điều động để bảo vệ cho người dân Paris.


Nhìn bên ngoài, hoạt động của sân bay Charles De Gaulle - sân bay lớn nhất tại thủ đô Paris nối các chuyến bay quốc tế - dường như vẫn bình thường. Đường từ thành phố đến sát sân bay có chút tắc nghẽn. Các hoạt động check-in và các chuyến bay hầu như được đảm bảo như thường lệ. Duy chỉ có tấm biển đề nghị hành khách thông cảm nếu xảy ra tình trạng chậm chuyến không mong muốn do công tác kiểm tra an ninh được làm kỹ hơn.

 

Cùng với sân bay Charles De Gaulle, sân bay lớn thứ hai ở thủ đô Paris là Orly – nơi xuất phát các chuyến bay nội địa châu Âu và hàng không giá rẻ- cũng vận hành bình thường.

 

Hãng hàng không Mỹ American Airlines tuyên bố hôm qua là các chuyến bay đi và đến sân bay Roissy Charles De Gaulle trở lại bình thường, sau khi hãng này tuyên bố hoãn một số chuyến trong đêm thứ sáu. Hãng Air France của Pháp thì yêu cầu hành khách có mặt trước chuyến bay 3 tiếng để đảm bảo công tác kiểm tra an ninh nghiêm ngặt.

 

Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Đại diện Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Pháp cho biết, các chuyến bay của Vietnam Airlines đi và đến sân bay Charles De Gaulle không bị ảnh hưởng nhiều.

 

Chuyến bay bị ảnh hưởng đầu tiên sau các vụ khủng bố là chuyến Paris - Hà nội chiều 14/11 cũng chỉ chậm chuyến 40 phút vì lý do kiểm tra an ninh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thành Nam, việc kiểm soát lúc nhập và xuất cảnh bị chậm trễ hơn, gây khó khăn cho những hành khách bay từ Việt Nam sang Charles De Gaulle rồi nối chuyến tiếp theo sang các nước khác, đòi hỏi thời gian nối chuyến phải dài thì mới đảm bảo không bị lỡ chuyến bay tiếp theo.

 

Việc thắt chặt an ninh và đóng cửa một số đường tàu điện ngầm, trong đó có đường RER B nối từ thành phố ra sân bay, cũng gây khó khăn cho hành khách di chuyến bằng các phương tiện công cộng ra sân bay. Tuy nhiên, một số chuyến xe bus đã được bổ sung để phục vụ hành khách.

 

Một số sự cố diễn ra ngay sau các vụ khủng bố ở thủ đô Paris như việc phải hoãn và lục soát một chuyến bay từ Hà Lan sang Pháp, việc Anh bắt giữ một người Pháp mang vũ khí tại sân bay Heathrow … cho thấy sự phản ứng kịp thời của lực lượng an ninh trong bối cảnh khủng hoảng.

 

Tổng thống Mỹ cam kết sát cánh với nước Pháp

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cho biết, Mỹ sẽ làm việc với Pháp để truy lùng những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại thủ đô Paris hôm 13/11.

 

Phát biểu trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ,  ông Obama cho rằng, vụ tấn công tại thủ đô Paris là một vụ tấn công vào thế giới văn minh. Tổng thống Mỹ cam kết sẽ sát cánh cùng Tổng thống Pháp và người dân Pháp để truy lùng thủ phạm và đưa những kẻ này ra trước công lý.

 

Trước khi lên đường tới Thổ Nhĩ Kỳ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Obama cũng đã triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về các cuộc tấn công khủng bố tại Paris. Mỹ đang thúc đẩy hợp tác với đồng minh Pháp trong việc chia sẻ thông tin tình báo và tiến hành các hoạt động quân sự chống lại IS tại Iraq và Syria.

 

Cơ quan an ninh Mỹ hiện vẫn giữ liên lạc thường xuyên với các bộ phận chức năng của Pháp để sẵn sàng đưa ra những trợ giúp cần thiết đối với Paris trong việc điều tra vụ tấn công khủng bố.

 

Thụy Sĩ tăng cường kiểm soát biên giới 

 

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Ueli Maurer nhấn mạnh, việc triển khai các biện pháp kiểm soát biên giới là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Theo đó, lực lượng an ninh biên giới nên được tăng cường. Ông Maurer cho biết, trong vài ngày tới, chính phủ Thụy Sĩ sẽ thảo luận các biện pháp đảm bảo an ninh biên giới.

 

Cùng với Thụy Sĩ, hiện cảnh sát liên bang Đức đã kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới Đức-Pháp và bắt đầu từ sáng qua, giới chức nước này cũng đã tăng cường kiểm soát các sân bay và nhà ga quốc tế nhằm phòng ngừa các đối tượng thực hiện tấn công khủng bố ở Paris có thể chạy trốn sang Đức. Trong khi đó, Ba Lan cũng khẳng định không thể tiếp nhận người di cư theo hạn ngạch của EU, sau khi xảy ra các vụ khủng bố vừa qua ở Paris.

 

Nhật Bản tăng cường an ninh sau vụ khủng bố tại Paris

 

Trong bài phát biểu tại cuộc họp báo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác an ninh sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Thủ đô Paris vào đêm 13/11 vừa qua,

 

Thủ tướng Shinzo Abe cho hay, Nhật Bản sẽ triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho các công dân Nhật Bản ở nước ngoài.

 

Ông Shinzo Abe cũng bày tỏ lời chia buồn tới tất cả các nạn nhân và gia đình những người đã bị thiệt mạng trong vụ khủng bố đẫm máu tại Paris, đồng thời khẳng định Nhật Bản sẽ luôn sát cánh cùng chính phủ và nhân dân Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố.

 

Ngay trong ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản đã phối hợp cùng với các lực lượng cảnh sát chống bạo động của Thủ đô Tokyo triển khai chặt chẽ công tác kiểm tra an ninh và bảo vệ tại các cơ sở có quan hệ với Pháp, trong đó có Đại sứ quán Pháp tại quận Minato.

 

Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cũng đã ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác thu thập tin tức tình báo có liên quan hoạt động khủng bố, trong đó chú ý tới các địa điểm như: các phòng hòa nhạc, những nơi tập trung đông người qua lại, như nhà ga, tàu điện ngầm…, có thể là các mục tiêu tấn công của bọn khủng bố, để thắt chặt công tác an ninh./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.