Lời cảnh báo từ những dòng sông băng

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho biết, các sông băng ở Áo và Thụy Sĩ có thể thu hẹp hoặc biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ 21 do tình trạng ấm lên toàn cầu. Sự biến mất dần của những dòng sông cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan chính là hồi chuông thúc giục cộng đồng quốc tế trách nhiệm hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Sông băng Trient quan sát vào tháng 8/2019, so với một bức ảnh chụp cùng vị trí vào năm 1891.

Đại dịch Covid-19 vẫn đang tồn tại, chưa biết khi nào mới kết thúc. Giữa lúc này, toàn thế giới còn phải căng sức chống chọi một vấn đề nghiêm trọng khác, đó là cuộc khủng hoảng khí hậu với diễn biến ngày càng nhanh và khó lường, kéo theo nhiều hệ quả xấu về môi trường sống và sức khỏe con người. Theo Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas (P.Ta-lát), những dòng sông băng ở Áo có thể biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ 21.

Ở một quốc gia châu Âu khác là Thuỵ Sĩ, các sông băng cũng được dự báo sẽ thu hẹp chỉ còn bằng 5% kích thước hiện nay vào cuối thế kỷ 21. Sự tan chảy của các sông băng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và hoạt động sản xuất điện. Ở Ethiopia, hơn 11 triệu người đang vật lộn với tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Cũng ở châu Phi, Nam Phi đang phải khắc phục hậu quả từ trận mưa lũ bất thường hồi tháng 4 vừa qua, từng cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây thiệt hại lên tới 1,5 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và đòi hỏi phải có một chiến lược ứng phó khẩn cấp trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, giới chuyên gia chỉ ra rằng, nhận thức của con người về biến đổi khí hậu vẫn còn tồn tại những lỗ hổng, dẫn đến các cam kết và hành động chưa đủ quyết liệt. Tổ chức Carbon Tracker, một tổ chức chuyên theo dõi về tác động của biến đổi khí hậu đối với thị trường tài chính, cho biết cam kết về khí hậu của các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới đều “thiếu độ tin cậy”, bởi lẽ các tập đoàn này vẫn phụ thuộc vào công nghệ tốn kém để giảm khí thải nhưng lại duy trì sản xuất những loại năng lượng gây ô nhiễm. Cũng theo Carbon Tracker, trong số 15 công ty năng lượng hàng đầu thế giới, đến nay, mới chỉ có bốn công ty đưa ra những cam kết cụ thể về cắt giảm khí thải.

WMO và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh nhận định, lượng khí thải toàn cầu đang gia tăng khi các nước đẩy mạnh hoạt động phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Năm 2021, lượng khí CO2 và methane phát thải trong khí quyển đã tăng lên mức cao kỷ lục. Tình hình căng thẳng ở Ukraine cũng gây thêm trở ngại cho các nỗ lực hợp tác khí hậu, khi một số quốc gia có kế hoạch sử dụng nhiều than đá hơn để thay thế nguồn cung khí đốt của Nga. Thực tế này càng khiến chặng đường đạt được các mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trở nên gian truân.

Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra ở Glasgow Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland năm 2021 từng được coi là một dấu ấn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, khi 197 quốc gia nhất trí theo đuổi mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 oC. Nhiều nước cũng công bố thời hạn cụ thể để đưa mức phát thải ròng về 0 và cam kết giảm phát thải khí methane. Thế nhưng, con đường để đi từ cam kết đến hành động cụ thể đòi hỏi nhiều quyết tâm và nỗ lực, nhất là khi việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác như đại dịch Covid-19 hay tình hình ở Ukraine đang khiến nhiều quốc gia khó tập trung vào mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Chỉ còn nửa năm nữa dự kiến diễn ra Hội nghị COP27 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập. Để hội nghị này thật sự trở thành nơi chứng kiến “những bước ngoặt” như Liên hợp quốc từng kỳ vọng, các quốc gia cần tăng tốc và quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang thách thức toàn nhân loại.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 30/10/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, sau suy yếu chậm. Thời tiết: Mây thay đổi, không mưa, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi cao có nơi trời rét, ngày nắng.
  • 'Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận một số dự thảo luật

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La tham gia thảo luận tại tổ đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
  • 'Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”

    Quốc phòng -
    Triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng đơn vị chính quy, rèn luyện kỷ luật, tạo sự chuyển biến vững chắc về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Châu đã xây dựng nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch tổ chức thực hiện sát với tình hình của đơn vị, tạo chuyển biến tích cực trên các mặt công tác, phong trào, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, “mẫu mực tiêu biểu”.
  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.