Liên minh châu Âu trong tình thế tiến thoái lưỡng nan

Liên minh châu Âu (EU) đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan trong mớ bòng bong “hai trong một”. Quan hệ căng thẳng với Nga liên quan cuộc xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt cứng rắn lẫn nhau khiến giá dầu tăng chóng mặt, đẩy EU vào tình cảnh thiếu hụt năng lượng.

Công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 ở Lubmin, Đông Bắc Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong khi loay hoay tìm cách hạ nhiệt cuộc xung đột ở Ukraine, EU vẫn không khỏi lo lắng về nguy cơ mất an ninh năng lượng do gần một nửa lượng khí đốt châu Âu tiêu thụ do Nga cung cấp. Lãnh đạo bốn nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp gấp rút nhóm họp để tìm lời giải cho bài toán năng lượng. “Bộ tứ” châu Âu kêu gọi EU, nhân dịp tiến hành hội nghị cấp cao trong tuần này, khẩn trương xây dựng chiến lược năng lượng chung để bảo đảm an ninh năng lượng của khối. Theo “bộ tứ”, EU cần hành động tập thể, chấm dứt tình trạng để các nước thành viên phải “tự bơi” như hiện nay.

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá dầu tăng rất cao. Thủ tướng Italia Mario Draghi (M.Đra-ghi) thúc giục EU tìm biện pháp bảo vệ các quốc gia thành viên trước sự bấp bênh của an ninh năng lượng. Ông Draghi nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng hóa nguồn cung năng lượng và khuyến khích các nguồn năng lượng tái tạo ở châu Âu. Thủ tướng Italia cũng cho rằng, không nên tách riêng thị trường năng lượng và khí đốt vì quản lý thị trường năng lượng chung sẽ có lợi hơn.

Người đồng cấp Tây Ban Nha Pedro Sanchez (P.Xan-chét) nêu rõ, chỉ có phản ứng chung mới có thể giúp châu Âu giải quyết vấn đề, song cần hành động ngay trước khi quá muộn. Những lo lắng của một số nước châu Âu là không thừa khi EU tuyên bố giảm hai phần ba lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm. Tuy nhiên, hơn 100 thành viên Nghị viện châu Âu lại ký một bức thư kêu gọi lệnh cấm của EU có hiệu lực ngay lập tức, bất chấp Moskva cung cấp tới 40% nhu cầu khí đốt và 25% lượng dầu thô của EU.

Trong khi đó, Anh, cựu thành viên EU, lại lên tiếng phàn nàn việc liên minh này sắp sửa áp đặt lệnh cấm nhập dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây thiệt hại ít nhất 70 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh, đẩy châu Âu vào nguy cơ suy thoái. Luân Đôn đang phải vật lộn giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong bối cảnh lạm phát và giá thực phẩm, xăng dầu tăng cao. Ước tính chỉ riêng giá năng lượng tăng vọt đã đặt gánh nặng 38 tỷ bảng lên vai người dân “xứ sở sương mù” từ nay đến cuối năm.

Đức, nền kinh tế đầu tàu EU và cũng là khách hàng mua khí đốt lớn nhất châu Âu của Nga đang loay hoay tìm nguồn cung khác. Đây là bài toán khó tìm lời giải đối với Berlin trong một sớm một chiều, bởi Moskva cung cấp tới 55% lượng khí đốt cho Đức. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck (R.Ha-bếch) vừa có chuyến công du gấp gáp tới Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cuối tuần qua. Mục đích chính của chuyến thăm không gì khác là tìm giải pháp thay thế khí đốt từ Nga.

Trước đó, ông Habeck cũng có các chuyến thăm con thoi tới Na Uy, nước xuất khẩu khí đốt quan trọng và Mỹ, nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn. Người đứng đầu ngành kinh tế Đức tin tưởng các cuộc đàm phán đang tiến hành với Na Uy, Mỹ, Canada, UAE và Qatar, cũng là nước xuất khẩu LNG lớn trên thế giới, sẽ giúp mang nhiều LNG hơn đến châu Âu và Đức.

Trong khi đó, Bỉ lại tìm hướng phát triển năng lượng trong nước. Sau một cuộc họp gấp gáp, các đảng phái chính trị ở Bỉ nhất trí tiến hành mở rộng hai nhà máy điện hạt nhân hiện tại, đầu tư phát triển điện hạt nhân trong tương lai và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Đây là thỏa thuận quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với vấn đề năng lượng của Brussels.

Thỏa thuận cho phép mở rộng sản xuất điện hạt nhân đến năm 2025, đồng thời đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như năng lượng gió và năng lượng mặt trời với khoản đầu tư 1,16 tỷ euro. Ngoài ra, Bỉ cũng lên kế hoạch trở thành trung tâm nhập khẩu và trung chuyển hydro xanh thông qua việc đẩy nhanh thiết lập hệ thống “xương sống hydro” từ bến cảng đến khu công nghiệp.

Các cuộc đàm phán tìm nguồn cung dầu mỏ và khí đốt, cũng như kế hoạch tự phát triển năng lượng của các quốc gia châu Âu chưa biết có mang lại kết quả ngay lập tức hay không, nhưng rõ ràng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đã khiến EU lâm vào tình cảnh thiếu hụt năng lượng.

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.