Bảo vệ trẻ em trong xung đột

Trong bối cảnh tình trạng vi phạm quyền trẻ em tiếp diễn tại nhiều điểm nóng xung đột trên thế giới, mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi thế giới tăng cường các nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi những đau thương, mất mát do các cuộc chiến gây ra.

Nhiều trẻ em Afghanistan đối mặt cuộc sống khó khăn do xung đột kéo dài. Ảnh REUTERS

Mina, 8 tuổi và Ahmad Faisal (A.Phai-xan), 13 tuổi cùng gia đình đã cố gắng chạy trốn khỏi cuộc xung đột đẫm máu ở Afghanistan bằng chuyến bay sơ tán vào tháng 9/2021, nhưng vụ đánh bom đẫm máu ở sân bay Cabun đã khiến hai đứa trẻ bị mất mẹ và lạc bố. Dì của Mina cho biết, đêm nào cô bé cũng khóc cho đến khi ngủ thiếp đi. Trong khi đó, cô bé Maria, 4 tuổi ở dải Gaza bị sốc nặng đến mức không thể nói được nữa, sau khi chứng kiến cảnh tượng đau đớn là mẹ cùng bốn anh chị em trong gia đình thiệt mạng khi nhà của họ bị tên lửa phá hủy. Mina, Ahmad Faisal và Maria chỉ là ba trong số hàng nghìn trẻ em phải gánh chịu nỗi đau do các cuộc xung đột trong năm 2021 gây ra.

UNICEF cảnh báo tình trạng vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang tiếp tục gia tăng trong năm 2021, gây ra những tổn thương lớn cho hàng nghìn trẻ em. Những vụ bạo lực nghiêm trọng nhằm vào trẻ em không còn là hình ảnh mới tại các điểm nóng xung đột như Afghanistan, Yemen, Syria, miền bắc Ethiopia... Cựu Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore (H.Pho) nhấn mạnh, từ năm này qua năm khác, các bên tham gia xung đột liên tiếp vi phạm quyền trẻ em.

Từ năm 2005 đến nay, Liên hợp quốc ghi nhận 266 nghìn vụ bạo lực nghiêm trọng nhằm vào trẻ em tại hơn 30 cuộc xung đột diễn ra ở châu Phi, châu Á, Trung Ðông và Mỹ Latin. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Afghanistan là quốc gia có số trẻ em bị thiệt mạng do xung đột cao nhất, chiếm 27% tổng số trường hợp trên toàn thế giới. Trong khi đó, khu vực Trung Ðông và Bắc Phi ghi nhận nhiều vụ tấn công nhằm vào trường học và bệnh viện nhất. Trong ba tháng đầu năm 2021, số vụ bắt cóc trẻ em đã tăng ở mức đáng báo động, nhất là ở Somalia, CHDC Congo và ở các khu vực hồ Chad gồm Chad, Nigeria, Cameroon và Niger. Những con số nêu trên đã phần nào phác họa bức tranh ảm đạm về thực trạng cuộc sống của trẻ em tại những khu vực xảy ra xung đột.

Theo UNICEF, trẻ em sống trong các khu vực xảy ra xung đột đang phải hứng chịu những nỗi sợ kinh hoàng mỗi ngày, trước hết là mối đe dọa dai dẳng và ngày càng tăng của các loại vũ khí tấn công. Trong năm 2020, hơn 3.900 trẻ em đã thiệt mạng và bị tàn tật do các thiết bị nổ. Bên cạnh đó, trẻ em thường xuyên bị vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Có tới 37% số vụ bắt cóc là nhằm tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các cuộc xung đột. Con số này thậm chí vượt quá 50% tại Somalia, CHDC Congo, CH Trung Phi. Lính trẻ em không còn là câu chuyện lạ lẫm tại các khu vực xảy ra xung đột liên miên. Giám đốc khu vực Tây và Trung Phi của UNICEF Marie-Pierre Poirier (M.P.Poa-ri-ê) khẳng định, nhiều trẻ em đã bị cuốn vào xung đột, đối mặt bạo lực và bất an. Những đứa trẻ đó không có quyền lựa chọn khi không được đến trường, không đủ ăn và bị ép buộc phải cầm súng.

Chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn là mối đe dọa trực tiếp đối với cuộc sống, tương lai của nhiều trẻ em. Ðể trẻ em không tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy các cuộc xung đột và là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia tăng, UNICEF kêu gọi tất cả các bên tham gia xung đột cam kết thực hiện các kế hoạch hành động cụ thể để bảo vệ trẻ em như ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền trẻ em, giải phóng trẻ em khỏi các nhóm vũ trang, chấm dứt các cuộc tấn công vào bệnh viện và trường học... Tuy nhiên, kể từ năm 2005 đến nay, chỉ có 37 kế hoạch được ký kết.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) từng khẳng định, "xung đột không phải là nơi dành cho trẻ em và chúng ta không được để xung đột chà đạp lên quyền trẻ em". Ðể hiện thực hóa mục tiêu đó, UNICEF kêu gọi cộng đồng quốc tế và các bên liên quan cuộc xung đột ưu tiên bảo vệ trẻ em thông qua tìm kiếm giải pháp hòa bình và chấm dứt bạo lực, tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em một cách vô điều kiện trong xung đột

Theo Báo Nhân Dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    INFOGRAPHIC -
    Ngày 29/10/2024, tại Kỳ họp chuyên đề thứ 24, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết số 401/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.