Triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc

Thống kê cho thấy, mỗi ngày nước ta có tới 40 trẻ sơ sinh tử vong và 2 bà mẹ cũng không thể qua khỏi. Nếu sử dụng sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em hiệu quả, tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em sẽ được giảm thiểu.

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và công ty Yamaha Việt Nam tổ chức Hội thảo tăng cường triển khai sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Đỗ Thoa) 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ MDGs về sức khỏe bà mẹ, trẻ em như: Tử vong mẹ đã giảm ba lần; tử vong trẻ em dưới một tuổi đã giảm gần 3 lần; tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn 50%... Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức khó khăn như: Còn có sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền (vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 3-4 lần vùng đồng bằng); tử vong sơ sinh còn cao và giảm chậm. Nghị quyết 20/NQ-TW của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu, khóa XII và các Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam (VSDGs) đã xác định các chỉ tiêu về giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em Việt Nam cần thực hiện vào năm 2030.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, để hướng tới thực hiện các chỉ tiêu trên Bộ Y tế đã và đang chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, can thiệp trong đó có những can thiệp, mô hình đã được chứng minh có hiệu quả Việt Nam cũng như trên thế giới như Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em có xuất xứ từ Nhật Bản.

Tại Việt Nam, được sự hỗ trợ từ JICA, từ năm 2011-2014, Bộ Y tế đã triển khai thí điểm sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở 4 tỉnh gồm: Điện Biên, Hoà Bình, Thanh Hoá, An Giang. Sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em được sử dụng như một công cụ để chăm sóc, theo dõi sức khoẻ liên tục cho bà mẹ, trẻ em trong thời gian mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và đến khi trẻ được 6 tuổi. Trên cơ sở kết quả thí điểm, Bộ Y tế đã nhân rộng sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trên nhiều tỉnh thành, đồng thời, ban hành quy định về sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trên phạm vi toàn quốc.

Hiện nay, theo báo cáo, Vụ Sức khỏe bà mẹ -Trẻ em (Bộ Y tế) đang tích cực nghiên cứu áp dụng triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản điện tử và hướng tới sẽ tích hợp trong Hồ sơ sức khoẻ cá nhân của ngành Y tế.

Theo TS Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà Mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), đến nay, sổ đã được triển khai trên toàn quốc. Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em như một cuốn nhật ký về sức khỏe của trẻ từ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ cho đến khi trẻ 6 tuổi, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng. Sổ cũng có phần thể hiện sự theo dõi của cơ quan y tế, đồng thời, cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ tử vong sức khoẻ bà mẹ, trẻ em lớn gấp 3 lần những khu vực khác. Thống kê cho thấy, mỗi ngày Việt nam có 40 trẻ sơ sinh tử vong và 2 bà mẹ không thể qua khỏi. Nếu sử dụng sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em hiệu quả, tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em sẽ được giảm thiểu./.

Theo ĐCSVN
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.