Khắc phục nhanh sự cố gãy cột đường dây 110kV

Ngày 30/9, tại xã Lóng Luông (Vân Hồ) đã xảy ra sự cố đường dây 110kV thuộc lộ 172 E19.6 Mai Châu - 172 E17.1 Mộc Châu. Ngay sau khi sự cố xảy ra, Công ty Điện lực Sơn La đã kiểm tra và phát hiện vị trí cột số 323 của đường dây bị gẫy đổ do hai tảng đá lớn lăn từ trên đồi cao xuống.

 

 

Công nhân Công ty Điện lực Sơn La khắc phục sự cố gẫy đổ vị trí cột số 323.

 

Đây là tuyến đường dây huyết mạch quan trọng liên kết lưới điện 110kV giữa trạm biến áp 220kV Sơn La (E17.6) và trạm biến áp 220kV Hòa Bình (A100), vừa làm nhiệm vụ đảm bảo cấp điện cho các phụ tải sau trạm biến áp 110kV Mộc Châu (Sơn La) và Mai Châu (Hòa Bình), vừa làm nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các nhà máy thủy điện khu vực Sơn La về trạm 220kV Hòa Bình để hòa vào lưới điện Quốc gia trong thời gian trạm 220kV Mường La chưa xây dựng xong để chống quá tải cho trạm 220kV Sơn La. Đây là sự cố kéo dài, gây thiệt hại lớn về tài sản ngành điện.

 

 

Công nhân Công ty Điện lực Sơn La khắc phục sự cố gẫy đổ vị trí cột số 323.

 

Nguyên nhân sự cố được xác định có thể do dư chấn của động đất liên tục trong tháng 9, kết hợp mưa lớn kéo dài làm các tảng đá lăn từ trên đồi cao xuống làm gẫy cột 323. Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Sơn La đã phối hợp với các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục sự cố. Đến chiều ngày 1/10/2020, vị trí cột 323 đã được khắc phục, đưa đường dây vận hành cấp điện trở lại.

 

Ngọc Diệp (Công ty Điện lực Sơn La)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.