HTX thủy sản Chiềng Bằng: Sản xuất thành công thức ăn chăn nuôi

Sau khi nhà máy thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, đã hình thành vùng lòng hồ rộng trên 10.000 ha trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, là nguồn tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Với sản lượng các loại cá đánh bắt lớn, còn tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi.

 

Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra việc sản xuất thức ăn chăn nuôi tại HTX thủy sản Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai).

Theo số liệu thống kê, sản lượng cá đánh bắt của huyện Quỳnh Nhai khoảng hơn 400 tấn/năm, trong số này, các loại cá vụn, cá tạp, cá mương chiếm trên 80%. Sản lượng cá đánh bắt lớn nhưng bán ra thị trường chỉ có giá khoảng 5.000-6.000đ/kg, những lúc rộ, ngày mưa chỉ còn 3.000-4.000đ/kg. Bên cạnh đó, sản lượng ngô, sắn mỗi năm cũng khoảng 7.000-8.000 tấn, là nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu thức ăn phục vụ chăn nuôi. Trước lợi thế đó, năm 2016, HTX Thủy sản Chiềng Bằng đã thực hiện dự án “Thử nghiệm sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La” nhằm xây dựng mô hình sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu mua và chế biến hầu hết nguyên liệu cá tạp và nông sản khác tại địa phương.

Ông Tòng Văn Tám, Chủ nhiệm Dự án chia sẻ với chúng tôi: Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chuyển giao, gồm: Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho cá dạng viên đùn ăn tầng đáy, dạng viên nổi và quy trình công nghệ sản xuất thức ăn cho lợn (dạng đậm đặc cho lợn thịt). Hệ thống dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, gồm: Máy nghiền, máy trộn, máy đùn cám viên và máy sấy khô. Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi được tận dụng từ những phụ phẩm nông nghiệp như: Ngô, sắn, cám gạo, đỗ tương, cá tạp... nghiền nhỏ, đưa vào máy làm chín, ép thành viên rồi sấy khô. Chi phí sản xuất 1kg thức ăn chăn nuôi khoảng 8.500 đồng - 9.000 đồng, thấp hơn khoảng 3.000 đồng/kg so với cám công nghiệp.

Qua 3 năm triển khai, đến nay, Dự án đã hoàn thiện và ứng dụng thành công quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất thức ăn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Dự án đã sản xuất thử nghiệm 70 tấn thức ăn chăn nuôi (35 tấn thức ăn đậm đặc cho lợn, 35 tấn thức ăn hỗn hợp cho cá). Tiến hành phân tích xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các mẫu sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Trung tâm Khảo nghiệm (Cục Chăn nuôi Việt Nam) cho thấy, sản phẩm đạt chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, nhất là kiểm soát các loại chất cấm, tồn dư kháng sinh đã và đang được các cấp các ngành, các nhà sản xuất và các hộ dân chăn nuôi đặc biệt quan tâm.

Kết quả sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại các HTX và các hộ gia đình chăn nuôi cho thấy, mặc dù mới trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm nhưng vật nuôi dễ hấp thụ thức ăn, lớn nhanh, đảm bảo trọng lượng, chất lượng thịt thơm ngon. Giá thành sản phẩm rẻ, không mất chi phí vận chuyển từ nơi khác đến. Ông Lò Văn Bằng, Giám đốc HTX thủy sản Quyết Bằng (Quỳnh Nhai), cho hay: Từ khi dùng sản phẩm thức ăn chăn nuôi của HTX Thủy sản Chiềng Bằng thay các loại thức ăn công nghiệp trước đây, đàn cá của HTX chúng tôi phát triển rất tốt, chất lượng thịt cá thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành công bước đầu trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi từ tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, là cơ sở để HTX Thủy sản Chiềng Bằng tiếp tục mở rộng sản xuất, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thức ăn chăn nuôi chất lượng tốt, giá thành phù hợp tại địa phương.

Duy Tùng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Thuận Châu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

    Xây dựng Đảng -
    Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Đảng bộ huyện Thuận Châu đã chỉ đạo cụ thể hóa, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức các cấp, lực lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
  • 'Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Các dân tộc đoàn kết, chung sức xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh, bền vững

    Xã hội -
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, những năm qua, đời sống, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày một phát triển; cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi đầu tư xây dựng cơ bản đồng bộ, hiệu quả; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng; việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm... Niềm tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố, tăng cường; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng ngày càng vững chắc.
  • 'Điểm tựa nơi bản mường

    Điểm tựa nơi bản mường

    Xã hội -
    Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, giúp đỡ bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh trật tự... là những việc làm của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La. Là “điểm tựa” giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và mặt trận tổ quốc các cấp.
  • 'Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Triển khai hiệu quả chính sách dân tộc ở huyện biên giới

    Xã hội -
    Là huyện biên giới của tỉnh, huyện Sốp Cộp có 8 xã, 101 bản và 2 điểm dân cư, dân số gần 55.500 người, có 6 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 96,8%. Những năm qua, huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
  • 'Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh

    An ninh trật tự -
    Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học được ngành Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Nội dung, hình thức tuyên truyền được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
  • 'Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động "ly khai", "tự trị"

    Nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tổ chức phản động tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động, vu cáo Ðảng, Nhà nước trên không gian mạng, với rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.