Chủ động các phương án PCCCR trong mùa khô

Hiện nay, đang chuẩn bị bước vào mùa khô hanh năm 2020-2021, với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, từng bước nâng cao độ che phủ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch PCCCR; tham mưu xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Bộ CHQS tỉnh trong công tác bảo vệ và PCCCR; tham mưu cho tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp PCCCR, nhằm chủ động trong mọi tình huống, giảm thiểu thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

 

Lực lượng kiểm lâm Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Thuận Châu triển khai phương án PCCCR.

 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 820.000 ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, gần 590.000 ha rừng tự nhiên, 27.000 ha rừng trồng và 203.000 ha đất quy hoạch lâm nghiệp. Xác định công tác bảo vệ, PCCCR là nhiệm vụ quan trọng, ngay trước mùa khô, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về lâm nghiệp; phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn xây dựng nội quy, quy ước bảo vệ rừng đến từng tổ, bản, cụm dân cư, sản xuất nương rẫy theo đúng mốc giới quy định, thực hiện tốt các biện pháp PCCCR. Chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên kiểm tra địa bàn và công tác xây dựng, triển khai phương án, bố trí lực lượng PCCCR tại chỗ.

Đến nay, các đơn vị đã tập trung hoàn thành các hạng mục mang tính chất đặc thù phục vụ công tác PCCCR; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực công tác quản lý bảo vệ, PCCCR cho lực lượng bảo vệ rừng thuộc Dự án nâng cao năng lực PCCCR. Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc các Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên hoàn thành việc xây dựng phương án và triển khai kế hoạch PCCCR mùa khô năm 2020-2021. Tăng cường phối hợp với lực lượng kiểm lâm các tỉnh giáp ranh thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao, sẵn sàng huy động lực lượng tại chỗ tham gia chữa cháy kịp thời.

Ông Lò Thế Thi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, trách nhiệm lập phương án PCCCR do các chủ rừng thực hiện; đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, được giao UBND cấp xã quản lý và lập phương án PCCCR. Các phương án PCCCR phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy rừng. Hạt Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng của chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và UBND cấp xã được giao quản lý rừng. Các phương án PCCCR do chủ rừng xây dựng được chuyển đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

Để chủ động trong việc huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng và triển khai các biện pháp PCCCR hiệu quả; Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện đã tổ chức rà soát, bổ sung, điều chỉnh phân vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ để áp dụng các biện pháp PCCCR phù hợp. Bên cạnh đó, khi thiết kế trồng rừng tập trung, các chủ rừng đã thực hiện xây dựng đường băng cản lửa, chòi canh phát hiện lửa, bảng cấp dự báo cháy rừng và dự nguồn nước phục công tác chữa cháy rừng.

Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ Thuận Châu thông tin: Đơn vị có nhiệm vụ quản lý 21.313 ha rừng và đất rừng thuộc địa bàn 8 xã của huyện Thuận Châu và 2 xã huyện Quỳnh Nhai. Ngay trước mùa khô năm nay, đơn vị đã xây dựng và củng cố 50 tổ, đội bảo vệ và PCCCR. Đồng thời, hoàn thành việc xây dựng kế hoạch và phương án PCCCR, nêu cao vai trò, trách nhiệm của kiểm lâm phụ trách địa bàn trong việc phối họp với các tổ quản lý bảo vệ rừng, PCCCR, cộng đồng bản nhận hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đặc dụng tổ chức tuần tra phát hiện kịp thời nguy cơ cháy rừng xảy ra. Tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, đơn vị luôn đảm bảo lực lượng trực chốt bảo vệ theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Với tinh thần tích cực, chủ động, nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng ứng phó trong tình huống cháy rừng có thể xảy ra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các chủ rừng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ và PCCCR trong mùa khô. Tăng cường giám sát việc khai thác lâm sản, trồng lại rừng sau khai thác; tuần tra, kiểm tra công tác bảo vệ rừng, PCCCR tại cơ sở, cập nhật thông tin cảnh báo cháy rừng và dự báo cấp cháy rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ và PCCCR.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng chấm Giải thưởng báo chí về xây dựng Đảng

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng chấm Giải báo chí về xây dựng Đảng, đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo và Hội đồng, thống nhất xếp loại các tác phẩm đoạt giải năm 2024.
  • 'Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào

    Dân tộc Lào sinh sống ở tỉnh Sơn La có khoảng 3.380 người, sinh sống chủ yếu ở một số địa phương dọc theo đường biên giới Việt Nam - Lào, trong đó nhiều nhất tại huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã. Nhà ở của người Lào là kiểu nhà sàn có hai mái dài và hai mái đầu hồi. 
  • 'Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện công tác dân tộc tại huyện Yên Châu

    Thời sự - Chính trị -
    Ngày 5/11, Đoàn khảo sát của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn, đã khảo sát 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới tại huyện Yên Châu.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 6/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của cao lạnh lục địa tăng cường, áp và độ ẩm tăng. Thời tiết: Nhiều mây, đêm có mưa, mưa rào và dông vài nơi, trời rét, vùng núi cao có nơi rét đậm, ngày có lúc giảm mây hửng nắng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • 'Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Liên hoan các mô hình tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 5/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức Liên hoan "Các mô hình tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới" năm 2024. Đây là một trong những nội dung tuyên truyền về Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
  • 'Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha

    Dân tộc La Ha là một trong các dân tộc ít người ở Sơn La, hiện có dân số khoảng 10.000 người, sinh sống tập trung tại một số bản thuộc các huyện: Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu và Mộc Châu. Dân tộc La Ha có ngôn ngữ riêng, họ sống cộng cư với người Thái Đen nên trong sinh hoạt hằng ngày, ngoài tiếng mẹ đẻ, đồng bào còn học và sử dụng tiếng Thái Đen để giao tiếp.