Thêm hạ tầng cho xe đạp đô thị

Được biên soạn và xuất bản bằng tiếng Việt, dựa trên bài học kinh nghiệm từ các dự án an toàn đường bộ và thí điểm phát triển hạ tầng xe đạp gần đây tại các thành phố của Việt Nam cũng như các nghiên cứu điển hình trên thế giới, bản “Hướng dẫn Thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị” vừa được Bộ Xây dựng giới thiệu để các nhà quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và các nhà quản lý sử dụng như một tài liệu tham khảo khi xây dựng và triển khai dự án.

Tỷ lệ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân tăng nhanh đã khiến đường dành cho xe đạp ngày càng bị thu hẹp.
Tỷ lệ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân tăng nhanh đã khiến đường dành cho xe đạp ngày càng bị thu hẹp.

Việc cần làm ngay

Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến áp lực quản lý và cung cấp các dịch vụ công đô thị, bao gồm những vấn đề liên quan đến giao thông đô thị và môi trường. Hệ thống đường đô thị hiện tại thiết kế dành cho giao thông cơ giới tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với những nhóm tham gia giao thông dễ bị tổn thương, trong đó có người đi xe đạp. Trong khi đó, các đường phố nhỏ lại không có đủ không gian và cơ sở vật chất cho người đi xe đạp và người đi bộ. Chính vì vậy, thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị dựa trên bài học kinh nghiệm từ các dự án an toàn đường bộ và thí điểm phát triển hạ tầng xe đạp tại các thành phố của Việt Nam là việc cần làm ngay.

Phát triển cơ sở hạ tầng xe đạp được xem là yếu tố cơ bản trong việc phát triển thành phố trở nên đáng sống, an toàn và bền vững hơn. Với bản “Hướng dẫn thiết kế đường dành cho xe đạp trong đô thị” lần đầu tiên, các nhà biên soạn đã khuyến nghị các giải pháp thiết kế hạ tầng giúp người đi xe đạp an toàn và thuận tiện nhằm thúc đẩy xe đạp trở thành phương tiện di chuyển hằng ngày, phù hợp mọi lứa tuổi và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng các thành phố “xanh”, an toàn và đáng sống hơn.

Sự ra mắt hướng dẫn này là minh chứng cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề dân số đô thị đang tăng nhanh, dự báo sẽ đạt 50% tổng dân số Việt Nam vào năm 2025. Hướng dẫn bao gồm các đề xuất trên phạm vi rộng, tập trung vào năm lĩnh vực hành động chính gồm: Thiết kế cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp; Thiết kế nút giao thông dành cho xe đạp; Thiết kế nhằm giảm thiểu xung đột; Tín hiệu giao thông, vạch kẻ đường, biển báo giao thông và Công trình phụ trợ.

Chiến lược hiệu quả với chi phí thấp

Đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết: Hướng dẫn cung cấp các giải pháp trên cả phương diện lý thuyết và kỹ thuật cho các vấn đề hạ tầng xe đạp, phù hợp tiêu chuẩn 13592:2022 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế tại Việt Nam mới được ban hành. “Xe đạp là phương tiện giao thông dễ tiếp cận, an toàn, tốt cho sức khỏe và thân thiện với môi trường. Ưu tiên sử dụng xe đạp làm phương tiện giao thông hằng ngày là một chiến lược hiệu quả với chi phí thấp, giúp các thành phố đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh và góp phần thực hiện cam kết quốc gia của Việt Nam về việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, từ năm 1990 trở về trước, đô thị Việt Nam là đô thị phi cơ giới, phương tiện giao thông được sử dụng chính là xe đạp. Tuy nhiên, từ năm 2000 các đô thị lớn lại chủ yếu là xe máy. Ưu điểm của loại hình phương tiện giao thông này là dễ tiếp cận, song bất cập là nguy cơ gây tai nạn giao thông lớn. “Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ sở hữu phương tiện cơ giới cá nhân tăng nhanh đã khiến xe đạp ít được sử dụng hơn tại khu vực đô thị. Cùng với đó những bất cập về hạ tầng, thiếu hành lang pháp lý để bảo vệ người đi xe đạp khiến cho loại phương tiện thân thiện với môi trường mà nhiều nước đang khuyến khích sử dụng này dường như không có cơ hội để phát triển”.

Đại diện Tổ chức HealthBridge Việt Nam nhận xét xây dựng và triển khai cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp phối hợp các dự án giao thông công cộng khác sẽ nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông và tối đa hóa lợi ích từ các khoản đầu tư. “20% lượng phát thải toàn cầu thuộc về ngành giao thông vận tải, trong khi đó xe đạp là phương tiện dễ tiếp cận, an toàn, tốt cho sức khỏe, thân thiện môi trường và góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Với vai trò là một phương tiện giao thông bền vững, xe đạp không những giảm ô nhiễm và giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường mà còn giúp cải thiện sức khỏe, sự công bằng trong tham gia giao thông và hạnh phúc cho người dân”.

Đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 148/TTg-KTN về việc thực hiện các giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và năm thành phố trực thuộc trung ương (gồm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ) xây dựng, phê duyệt và triển khai đề án thí điểm phát triển cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu vực trung tâm để khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng. TP Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên triển khai dịch vụ xe đạp công cộng. Dịch vụ này sau đó lan rộng đến nhiều tỉnh, thành phố như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Bình Định, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế... Việc thuê xe đạp công cộng rất đơn giản, người dân chỉ cần có điện thoại di động kết nối mạng là có thể tìm vị trí thuê, mở khóa và thuê xe. Sau khi kết thúc chuyến, có thể đưa xe về trạm gần nhất để trả.

Theo Báo Nhân dân
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.
  • 'Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Hội nghị cộng tác viên năm 2024

    Văn hóa - Xã hội -
    Ngày 24/11, Báo Sơn La đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải Cuộc thi “Nét đẹp Sơn La”. Đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập chủ trì Hội nghị.
  • 'Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Chuyến công tác của Thủ tướng tại Brazil và CH Dominica thành công tốt đẹp

    Thời sự - Chính trị -
    Tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica đã thành công tốt đẹp.