Thuận Châu chủ động phòng cháy, chữa cháy

Những năm qua, Công an huyện Thuận Châu thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy chữa cháy, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của nhân dân, hạn chế thấp nhất tình trạng cháy nổ xảy ra trên địa bàn.

Với phương châm lấy phòng là chính, làm tốt công tác phòng cháy để giảm công tác chữa cháy, thực hiện từng nhà an toàn - khu phố an toàn, từng xã an toàn, công an các xã, thị trấn đã tuyên truyền thành lập, nhân rộng mô hình tổ liên gia an toàn PCCC trên địa bàn. Cấp uỷ, chính quyền các cấp, người đứng đầu các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ hộ gia đình xác định trách nhiệm trong công tác PCCC; tăng cường kiểm tra, khắc phục những thiếu sót về PCCC.

Công an huyện Thuận Châu kiểm tra việc khắc phục PCCC quán karaoke tại xã Tông Lạnh. Ảnh: Nguyễn Thư

Trung Tá Lê Thanh Tùng, Đội trưởng đội QLHC về TTXH, Công an huyện, cho biết: Đội đã tham mưu cho Công an huyện, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện quy định của Nhà nước về công tác PCCC và CNCH. Chỉ đạo công an các xã, thị trấn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cùng cấp kiện toàn, xây dựng mới hoạt động của lực lượng dân phòng, đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức PCCC cho nhân dân.

Hiện nay, huyện có 526 cơ sở thuộc diện quản lý về công tác PCCC; trong đó 15 chợ; 29 cơ sở kinh doanh khí đốt hóa lỏng; 3 nhà máy thủy điện; nhiều hộ gia đình kết hợp kinh doanh, tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ. Từ năm 2022 đến nay, Công an huyện đã tham mưu kiện toàn 355/355 đội dân phòng tham gia các hoạt động PCCC, với 4.458 thành viên.

Phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Văn hóa huyện tăng cường tuyên truyền về PCCC và CNCH trên hệ thống loa truyền thanh tại các xã, thị trấn. Tuyên truyền lưu động 40 lượt; trực tiếp 70 lượt, cho 11.625 người. Lồng ghép với sinh hoạt chi bộ, hội họp 9.030 lượt; căng treo 1.146 pa nô, áp phích, 57 băng rôn; phát 48.900 tờ rơi tuyên truyền về PCCC và CNCH.

Vận động nhân dân cài đặt và sử dụng ứng dụng “Báo cháy 114” và tài khoản “Cục Cảnh sát PCCC và CNCH” trên Zalo cho 18.040 người, tại 29 xã, thị trấn. Tham mưu với UBND huyện ra mắt 1 “Tổ liên gia an toàn PCCC và CNCH” tại tiểu khu 2, thị trấn Thuận Châu; 1 mô hình “Chợ kiểu mẫu an toàn PCCC và CNCH” tại xã Muổi Nọi. Công an các xã, thị trấn tham mưu với UBND cùng cấp ra mắt 11 “Tổ liên gia an toàn PCCC và CNCH” tại địa bàn. Xây dựng 2 điểm PCCC công cộng tại tiểu khu 4, 6, thị trấn Thuận Châu, mỗi điểm trang bị 3 bình chữa cháy và các phương tiện chữa cháy khác.

Triển khai đợt tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC - CNCH và các đợt cao điểm kiểm tra các cơ sở kinh doanh karaoke của Bộ Công an, Công an huyện đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, phúc tra những tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn về PCCC và CNCH trên địa bàn huyện nói chung và các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nói riêng.

Từ đầu năm đến nay, đã kiểm tra 177 cơ sở, trong quá trình kiểm tra đôn đốc và khắc phục dứt điểm 130 cơ sở, đảm bảo an toàn PCCC và CNCH; phát hiện 10 cơ sở vi phạm hành chính về CNCH, xử phạt vi phạm hành chính 11 triệu đồng. Yêu cầu 12/12 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke dừng hoạt động để khắc phục đủ điều kiện về ANTT và an toàn PCCC. Đồng thời, hướng dẫn 4 cơ sở hoàn thành việc khắc phục những tồn tại về PCCC và đưa vào hoạt động; 8 cơ sở đang khắc phục tồn tại.

Công an huyện Thuận Châu kiểm tra công tác PCCC của hộ kinh doanh tại xã Tông Lạnh. Ảnh: Nguyễn Thư

Tại xã Tông Lạnh có trên 2.500 hộ dân, trong đó nhiều hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, như: Nhà nghỉ, karaoke, hàng tạp hóa và kinh doanh các mặt hàng dễ xảy ra cháy nổ (gas, xăng dầu…). Chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các vụ cháy, thiệt hại về người và tài sản, Công an xã đã tham mưu cho UBND xã thực hiện hiệu quả công tác PCCC và CNCH; tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng về PCCC, CNCH đến nhân dân thông qua nhiều hình thức, nội dung dễ hiểu và phù hợp. Tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC đến các hộ kinh doanh, hộ có nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2022 đến nay, lực lượng Công an xã đã tổ chức 5 cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC  cho 850 lượt người.

Gia đình anh Đỗ Văn Ba, thôn 3, xã Tông Lạnh, kinh doanh dịch vụ karaoke. Được Công an huyện tuyên truyền, anh đã đầu tư 70 triệu đồng thay thế toàn bộ cửa các phòng karaoke bằng cửa mở theo chiều thoát nạn, trang bị hệ thống báo cháy, lắp đặt biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố trong và ngoài các phòng karaoke. Anh Ba chia sẻ: Chủ động phòng, chống cháy nổ, nên gia đình đã đầu tư, mua sắm các trang thiết bị PCCC cũng như bố trí các đường thoát nạn an toàn cho khách hàng. 

Công an huyện Thuận Châu kiểm tra công tác PCCC tại Trường THPT Co Mạ, huyện Thuận Châu. Ảnh: PV

Việc triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và nhân dân, tạo sự chuyển biến trong công tác an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn. Thời gian tới, Công an huyện Thuận Châu tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp an toàn PCCC; sẵn sàng phương tiện, dụng cụ và lực lượng tham gia chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ” khi có tình huống xảy ra.

Nguyễn Thư
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).
  • 'Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Khánh thành công trình điểm trường bản Huổi Ngà

    Huyện Quỳnh Nhai -
    Ngày 23/11, Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam VietComBank phối hợp với UBND huyện Quỳnh Nhai và xã Mường Giôn tổ chức khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình điểm trường bản Huổi Ngà, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lả Giôn, xã Mường Giôn.  
  • 'Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Động lực thúc đẩy chăn nuôi bền vững

    Kinh tế -
    Thay đổi căn bản nhận thức của nông dân, áp dụng cải tiến kỹ thuật trong chăn nuôi; thành lập các nhóm sở thích, chủ động phòng, chống dịch bệnh, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất; đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất… Đó là những kết quả nổi bật sau 2 năm triển khai Dự án "Năng suất chăn nuôi bền vững vì sinh kế, dinh dưỡng và hòa nhập giới" tại tỉnh Sơn La.
  • 'Quê hương tựa khúc dân ca

    Quê hương tựa khúc dân ca

    Nếu mà không Quan họ, Bắc Ninh ơi có buồn? Một câu hỏi được thốt lên bằng tình yêu, sự mến mộ dành tặng Quan họ, không cần có câu trả lời, bởi “nếu không Quan họ, đâu còn là Bắc Ninh!?”.