Tiếp sức cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Những năm qua, Agribank Chi nhánh Thuận Châu luôn thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; góp phần hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, tạo việc làm ổn định và mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình.

 

Mô hình nuôi thỏ của gia đình anh Tòng Văn Doa, bản Lả Lốm, xã Chiềng La (Thuận Châu) cho thu nhập cao.

 

Trước năm 2017, gia đình anh Tòng Văn Doa, bản Lả Lốm, xã Chiềng La (Thuận Châu) chủ yếu gieo cấy lúa nước và trồng ngô, sắn trên nương, thu nhập bấp bênh. Qua tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế trên mạng Internet, anh Doa đã liên hệ được với ông Vũ Huy Quang, chủ Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) để học hỏi mô hình nuôi thỏ giống NewZealand. Tháng 8/2017, anh Doa vay 30 triệu đồng vốn của Agribank Chi nhánh Thuận Châu mua 65 con thỏ giống NewZealand về nuôi. Nhờ chăm sóc tốt, đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, sinh sản nhanh, trung bình mỗi con thỏ mẹ đẻ 6 con/lứa và 6 lứa/năm. Năm 2019, anh Doa tiếp tục vay thêm 500 triệu đồng vốn của Agribank Chi nhánh Thuận Châu để đầu tư mở rộng chuồng nuôi 300 con thỏ mẹ, hơn 1.000 con thỏ thịt. Đến nay, bình quân mỗi tháng xuất bán 8 tạ thỏ thịt với giá 80.000 đồng/kg cho các nhà hàng, thu 64 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 32 triệu đồng/tháng. Anh Doa nói: Nếu nắm được kỹ thuật, đàn thỏ rất dễ nuôi, ít bị bệnh và lớn nhanh. Hiện nay, gia đình nuôi không đủ để cung cấp cho các nhà hàng trên địa bàn huyện, thời gian tới, gia đình sẽ mở rộng mô hình nuôi thỏ bằng hình thức liên kết với các hộ dân trong xã.

 

Ông Hà Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH Hoa Đính, tiểu khu 5, xã Tông Lạnh (Thuận Châu) chuyên thu mua và sơ chế nông sản, là khách hàng gắn bó với Agribank Chi nhánh Thuận Châu từ năm 2008. Năm 2016, ông vay 10,5 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh Thuận Châu để chuyển đổi sang đầu tư chuồng nuôi lợn nái và lợn thịt, tính riêng năm 2019, trừ toàn bộ chi phí, Công ty có lãi 500 triệu đồng. Hiện nay, Công ty TNHH Hoa Đính có 250 con lợn nái, 1.000 con lợn thịt và 1.000 con lợn con. Ông Đính chia sẻ: Những năm gần đây giá ngô, sắn xuống thấp, việc kinh doanh sơ chế nông sản không còn thuận lợi như trước, vì vậy  Công ty đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh. Thật may được Agribank Chi nhánh Thuận Châu tạo điều kiện cho vay vốn kịp thời để đầu tư chuyển sang nuôi lợn, bước đầu mang lại hiệu quả. Dự định thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ đàn lợn phát triển. 

 

Trao đổi với ông Trương Công Hoàng, Giám đốc Agribank Chi nhánh Thuận Châu, được biết: Thực hiện chủ trương về đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người dân và tổ chức, tập trung chuyển tải vốn tới nông dân nhanh nhất, thuận lợi nhất, đến nay, nguồn vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường... Đến hết năm 2019, tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Chi nhánh Thuận Châu đạt 900 tỷ đồng, tăng 96 tỷ đồng so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 12% và đạt 100% kế hoạch, với gần 5.000 khách hàng chủ yếu là nông dân. Hiện nay, Agribank Chi nhánh Thuận Châu có 4 điểm giao dịch tại các xã, với 81 tổ vay vốn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng tại 100% số xã trên địa bàn.

 

Năm 2020, Agribank Chi nhánh Thuận Châu tiếp tục đẩy mạnh cho vay tại khu vực nông thôn gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, kết hợp với phát triển các sản phẩm dịch vụ. Chủ động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu cho vay nông nghiệp, nông thôn. Đảm bảo đủ vốn cho vay sản xuất mùa vụ; chủ động nắm chắc nhu cầu vay vốn phục vụ thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản; tiếp tục tăng cường cho vay qua tổ vay vốn và các tổ chức hội.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Lựa chọn hàng hóa thương hiệu Việt

    Kinh tế -
    Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau gần 15 năm triển khai đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn của mỗi người dân thông qua việc lựa chọn, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt. Ở tỉnh ta, Cuộc vận động được triển khai gắn với các hoạt động quảng bá, kết nối, tiêu thụ nông sản trên địa bàn.
  • 'Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông những tháng cuối năm

    An toàn giao thông -
    Thành phố Sơn La có mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhất là những tháng cuối năm, thời điểm các hộ kinh doanh tập trung vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Công an thành phố Sơn La đã chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
  • 'Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động sáng tác gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc

    Hoạt động trên vùng đất quần cư lâu đời của nhiều dân tộc, với sự đan xen, dung hòa các giá trị văn hóa đậm bản sắc, cùng nhiều di tích lịch sử, các nhà máy thủy điện và vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Mường La đã có nhiều tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, giới thiệu hình ảnh quê hương Mường La với bạn bè trong và ngoài tỉnh.
  • 'Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Hỗ trợ kỹ năng livestream bán nông sản cho nông dân

    Kinh tế -
    Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, livestream bán hàng đã tạo nên một làn sóng mới trong thương mại điện tử, nhất là bán sản phẩm nông sản. Với tính tương tác cao, khả năng giới thiệu sản phẩm chi tiết và minh bạch, livestream đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
  • 'Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Học tập và làm theo Bác vì sự nghiệp “trồng người”

    Gương sáng bản làng -
    Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hiền, Trường PTDT Nội trú THCS - THPT Vân Hồ, huyện Vân Hồ luôn nỗ lực rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
  • 'Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Dân vận khéo, tạo đồng thuận về nhận thức, cách làm

    Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo việc gì cũng thành công”, Đảng bộ xã Tú Nang, huyện Yên Châu, đã vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” được hình thành, phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh.
  • 'Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Phụ nữ Quỳnh Nhai năng động, sáng tạo

    Xã hội -
    Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai có 12 cơ sở hội, với trên 11.400 hội viên sinh hoạt tại 103 chi hội. Giúp chị em tự tin, năng động, các cấp hội thường xuyên tạo điều kiện để chị em phát huy khả năng sáng tạo, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh và tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • 'Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Bác bỏ luận điệu sai trái “ở Việt Nam quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân”

    Những luận điệu và thủ đoạn phản ánh sai lệch về quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay đều xuất phát từ những tổ chức, cá nhân chống cộng cực đoan, chống chủ nghĩa xã hội và cơ hội về chính trị. Động cơ và mục đích chính trị của họ cũng không ngoài mục đích phủ nhận thành quả của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong gần 80 năm qua.