Báo Sơn La điện tử - Tin tức cập nhật trong ngày

Agribank Phù Yên: Đồng hành cùng người dân vùng lũ

Sau đợt lũ lịch sử xảy ra vào đầu tháng 10 vừa qua, nhiều hộ dân ở huyện Phù Yên gặp rất nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Để giúp người dân vùng lũ có nguồn vốn tái đầu tư khôi phục sản xuất, Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT Việt Nam Chi nhánh huyện Phù Yên (Agribank Phù Yên) đã nỗ lực giải ngân nguồn vốn kịp thời đến với bà con.

Phiên giao dịch tại Agribank Phù Yên.

Ngay sau mưa lũ xảy ra gần một tháng, ngày 8/11, tại Trụ sở UBND xã Mường Bang có khá đông bà con đến làm thủ tục vay vốn của Agribank Phù Yên để đầu tư phát triển sản xuất. Người dân xã Mường Bang được giao dịch trực tiếp với cán bộ ngân hàng ngay tại trụ sở xã, thay vì phải ra điểm giao dịch tại cụm xã Mường Do, cách đó 12 cây số đường đèo dốc như trước đây. Và cũng phải đến ngày 15/11 mới là lịch giao dịch, nhưng bà con đã được tiếp cận nguồn vốn vay sớm hơn 1 tuần với tổng số 27 hộ vay vốn từ 40-100 triệu đồng đầu tư nuôi trâu, bò, dê sinh sản. Các hộ được vay đợt này đều bị lũ cuốn trôi ruộng, nương, hoa màu hoặc bị đất đá vùi lấp ruộng chưa thể khôi phục được. Ông Phùng Văn Thiết, bản Bang, xã Mường Bang có 1.500 m2 ruộng nước sắp cho thu hoạch, nhưng chỉ sau một đêm, cơn lũ đi qua đã cuốn phăng bao công sức của cả gia đình, toàn bộ diện tích ruộng bị vùi lấp dưới đất đá, số diện tích này chưa biết bao giờ mới khôi phục lại được. Sau lũ, gia đình ông Thiết quyết định vay ngân hàng 40 triệu đồng để đầu tư nuôi đại gia súc. Cầm trên tay số tiền vừa ký nhận từ cán bộ ngân hàng, ông Thiết nói: Tôi cảm ơn cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT nhiều lắm, vì đã tạo điều kiện kịp thời cho gia đình tôi vay vốn. Tôi sẽ sử dụng số tiền này đúng mục đích để nhanh chóng khôi phục lại kinh tế gia đình.

Còn gia đình ông Phùng Minh Đức, bản Sọc, xã Mường Bang có hơn 1.000 m2 ruộng nước không được thu hoạch do bị thiệt hại bởi mưa lũ. Để chuyển hướng sản xuất, gia đình ông Đức đã quyết định vay 70 triệu đồng tiền vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT để đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản. Ông Đức nói: Không biết đến khi nào mới khôi phục lại được diện tích ruộng đã bị đất đá vùi lấp, vì vậy tôi đã quyết định vay vốn ngân hàng để trồng cỏ trên đồi và mua gia súc về nuôi, tạo việc làm và thu nhập cho gia đình. Tôi cảm ơn Agribank Phù Yên đã tạo điều kiện cho gia đình tôi vay vốn với lãi suất thấp, thời gian kéo dài hơn để khôi phục sản xuất.

Thấu hiểu những khó khăn của bà con bị thiệt hại bởi mưa lũ ở xã Mường Bang, ngay sau khi mưa lũ xảy ra, Agribank Phù Yên đã tập trung rà soát nhu cầu vay vốn của các hộ dân, thẩm định, hoàn thiện hồ sơ nhanh nhất để sớm giải ngân nguồn vốn đến tay người dân vùng lũ. Hơn 1,4 tỷ đồng giải ngân trong ngày 8/11 tại xã Mường Bang thông qua tổ chức Hội Nông dân với thủ tục nhanh gọn, lãi suất chỉ 0,83%/tháng và được vay trong vòng 6 năm, tạo thuận lợi giúp bà con có vốn khôi phục sản xuất. Trước đó, ngày 6/11, Agribank Phù Yên cũng đã giải ngân cho 14 hội viên phụ nữ xã Đá Đỏ với tổng số tiền 930 triệu đồng, thông qua tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ xã và sớm hơn 10 ngày so với lịch giao dịch để người dân đầu tư sản xuất sau lũ.

Ông Trần Văn Khánh, Giám đốc Agribank Phù Yên, cho biết: Ngay sau khi xảy ra mưa lũ trên địa bàn huyện, Ban Giám đốc đã cử cán bộ đến tận nơi thẩm định, giúp bà con làm giấy tờ, hồ sơ và tạo điều kiện giải ngân vốn vay tới tay người dân nhanh và thuận lợi nhất. Theo thống kê của Agribank Phù Yên, trận mưa lũ vừa qua đã gây thiệt hại cho 10 khách hàng vay vốn của Chi nhánh, trong đó, có 3 hộ bị thiệt hại trên 1 tỷ đồng, các hộ chủ yếu vay làm nhà ở, sửa chữa nhà ở, sản xuất, kinh doanh. Ngay sau mưa lũ, cán bộ Ngân hàng đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát để có chính sách giãn nợ, khoanh nợ và giảm lãi vay. Đồng thời, cùng các hộ thiết lập một dự án vay mới, giải ngân sớm hơn cho bà con khôi phục sản xuất.

Có thể thấy, việc khẩn trương rà soát, đánh giá thiệt hại sản xuất từ nguồn đầu tư tín dụng để đề xuất khoanh nợ, giảm, giãn nợ, đồng thời tích cực triển khai cho vay mới giúp người dân vùng thiệt hại do mưa lũ tái sản xuất là việc làm thiết thực và hiệu quả của Agribank Phù Yên. Qua đó, góp phần giúp người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, sớm ổn định đời sống và sản xuất.

Đình Thành
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt sau sáp nhập

    Kinh tế -
    Ngay sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị cấp xã đi vào hoạt động, hệ thống ngân hàng chính sách xã hội đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp, bảo đảm dòng vốn tín dụng chính sách tiếp tục vận hành thông suốt, ổn định, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn.
  • '“Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    “Lá chắn” bảo vệ thương hiệu sản phẩm

    Kinh tế -
    Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, không chỉ nâng cao giá trị hàng hóa mà còn là “lá chắn” bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm sở hữu trí tuệ. Tại tỉnh Sơn La, các đề án hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước.
  • 'Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Vai trò người có uy tín nơi biên giới

    Gương sáng bản làng -
    Bằng uy tín và trách nhiệm, ông Tráng Vạ Đế, người có uy tín của bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập luôn cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới.
  • 'Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Bắt nhịp nhanh vận hành mô hình mới

    Xã hội -
    Ghi nhận những ngày đầu tiên vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Mộc Sơn, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nghiêm túc; đội ngũ cán bộ, công chức tích cực bắt nhịp công việc, được nhân dân đánh giá cao về tinh thần phục vụ chu đáo, tận tình.
  • 'Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

    Kinh tế -
    Hiện nay, toàn tỉnh có 170.845 hội viên nông dân, sinh hoạt tại 2.191 chi hội. Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân tỉnh (nay là Ban Công tác nông dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) tập trung hỗ trợ kỹ thuật, giống cây, vật nuôi, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi, là cầu nối tin cậy, giúp hội viên chuyển đổi sản xuất, xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • 'Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú

    Du lịch -
    Với sự phát triển của ngành du lịch, hệ thống các dịch vụ lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng mở rộng về quy mô; đa dạng về loại hình phù hợp với đặc thù, tiềm năng của từng địa phương; chất lượng ngày một nâng cao, tạo ấn tượng tích cực và thu hút du khách.
  • 'Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh

    Sức khỏe -
    Thời gian qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh luôn chủ động phòng, chống, giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không để lây lan dịch bệnh trên địa bàn; chú trọng tiêm chủng mở rộng... góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
  • 'Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

    Xây dựng Đảng -
    Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, đội ngũ bí thư chi bộ bản, tiểu khu, tổ dân phố gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động; đoàn kết, tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh.