Agribank Mộc Châu đồng hành cùng nông dân

Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Mộc Châu (Agribank Mộc Châu) luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh. Tạo mọi điều kiện để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện.

 

Giao dịch tại ngân hàng Agribank chi nhánh Mộc Châu.

 

Agribank Mộc Châu hiện có 2 điểm giao dịch tại thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường, tổng dư nợ cho vay đến thời điểm ngày 31/3/2018 đạt trên 1.881 tỷ, trong đó cho vay doanh nghiệp, tổ chức 177 tỷ; cho vay hộ cá nhân kinh doanh sản xuất trên 1.711 tỷ, đảm bảo nhu cầu vay vốn cho 29 xã, thị trấn trên địa bàn, tốc độ cho vay tăng đều qua các năm. Hiện nay, Agribank Mộc Châu đang triển khai cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 16/5/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động cho vay và hiệu quả từ nguồn vốn đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao trong việc giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương. Cùng với đó, triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất thấp để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, như: cho vay nông nghiệp công nghệ cao; cho vay sản xuất theo chuỗi giá trị; cho vay ưu đãi lãi suất thấp... Để đạt được hiệu quả nguồn vốn vay, Agribank Mộc Châu đã phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương, các phòng ban chuyên môn của huyện và các xã, như: Hội Nông dân; Hội Phụ nữ tổ chức tuyên truyền, vận động để nhân dân có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay, thường xuyên xuống địa bàn kiểm tra hiệu quả nguồn vốn vay trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, hướng dẫn người dân xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong sử dụng vốn của ngân hàng.

Điểm nổi bật trong công tác phục vụ, chuyển giao vốn tín dụng đến với người dân của Agribank Mộc Châu là việc triển khai giao dịch lưu động bằng xe chuyên dùng, qua đó giúp cho Agribank thuận lợi hơn trong việc chuyển tải dịch vụ ngân hàng đến đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt là, giúp cho bà con nông dân tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lại so với giao dịch tại trụ sở. Qua đó, người dân dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng, tránh được tệ nạn tín dụng đen tại địa bàn nông thôn. Việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con tại vùng sâu, vùng xa cũng dễ dàng, thuận tiện hơn, giúp cho việc sử dụng nguồn vốn để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân.

Để thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn dưới sự hướng dẫn của các cán bộ Agribank Mộc Châu, chúng tôi tìm đến gia đình anh Trần Văn Chấp, tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu. Với nguồn vốn vay 200 triệu, anh Chấp đã đầu tư vào việc chuyển đổi 4 ha cây trồng kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây ăn quả trên đất dốc. Cầm trên tay những quả chanh leo vừa thu hái, anh Chấp phấn khởi nói: Trước đây, gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế do không có vốn. Từ khi được Agribank cho vay 200 triệu và được tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình về việc sử dụng nguồn vốn, bổ sung kiến thức nông nghiệp. Đến nay gia đình tôi đã có thu nhập trên 500 triệu/năm nhờ việc bán sản phẩm các loại quả, như: chanh leo, mơ, mận và dịch vụ du lịch khám phá, trải nghiệm từ chính vườn cây ăn của gia đình.

Không chỉ có gia đình anh Chấp, nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Mộc Châu cũng được vay vốn và được các cán bộ ngân hàng hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn mang lại những kết quả đáng mừng như hộ gia đình anh Phạm Văn Tinh, tiểu khu 34, xã Tân Lập trồng trên 1 ha chanh leo, mang lại thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Luyến, Chủ nhiệm HTX rau an toàn Tự Nhiên bản Áng, xã Đông Sang trồng trên 1 ha rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại thu nhập trên 600 triệu mỗi năm.

Ông Nguyễn Hữu Cửu, giám đốc Agribank Mộc Châu cho biết: Trong thời gian tới, Agribank Mộc Châu tiếp tục bám sát chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tập trung ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi vay vốn, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng nguồn vốn vay nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả nguồn vốn để Agribank thực sự là người bạn đồng hành cùng nông dân vươn lên làm giàu.

Đức Anh (CTV)

BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II thành công tốt đẹp

    Thể thao -
    Qua 2 ngày thi đấu, tranh tài quyết liệt ở 5 nội dung: 2km, 5km, 10km, 21km và 42km của gần 15.000 vận động viên (VĐV) trong nước và quốc tế, sáng 24-11, Giải Bình Phước marathon - Trường Tươi Group lần thứ II, năm 2024, do Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) chủ trì và phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Đồng Xoài, Tỉnh đoàn Bình Phước tổ chức, Tập đoàn Trường Tươi là nhà tài trợ chính của giải, đã diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp.
  • 'Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Dự báo thời tiết toàn tỉnh Sơn La ngày 25/11/2024

    Bản tin thời tiết -
    Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Sơn La, trong 24 giờ tới, chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông; khoảng đêm 25/11 được tăng cường mạnh. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có cường độ ít thay đổi. Thời tiết: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trời lạnh, vùng núi cao trời rét.
  • 'Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Ngày hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp huyện Sông Mã

    Huyện Sông Mã -
    Ngày 24/11, UBND huyện Sông Mã đã tổ chức Ngày hội việc làm, tư vấn hướng nghiệp năm 2024, với sự tham dự của 28 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cơ sở đào tạo và hơn 1.500 người lao động, đoàn viên, thanh niên đến từ 19 xã, thị trấn, học sinh cuối cấp các trường THPT, THCS của huyện.
  • 'Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Festival Ninh Bình 2024 - Dòng chảy di sản: Hành trình trải nghiệm hấp dẫn, độc đáo

    Emagazine -
    Trong 2 lần tổ chức, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều đổi mới, sáng tạo, Festival Ninh Bình đã mang lại cho người xem cách nhìn, cách tiếp cận khác về các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc. Các hoạt động được tổ chức theo hướng mở, tăng tính tương tác với cộng đồng để người dân và du khách có thể trực tiếp xem và tham gia vào các hoạt động của Festival.
  • 'Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Son sắt tình đoàn kết Việt Nam – Lào

    Đối ngoại -
    Ngày 24/11, Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào tỉnh Sơn La tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào (30/10/1949 – 30/10/2024) và kỷ niệm 10 năm thành lập Ban liên lạc quân tình nguyện tỉnh Sơn La (2014 - 2024).