Chiềng Pằn thêm sinh kế từ dịch vụ môi trường rừng

Chiềng Pằn là xã vùng 1 của huyện Yên Châu, có tổng diện tích tự nhiên 3.976 ha, trước đây, Chiềng Pằn có 11 bản. Từ cuối năm 2019, thực hiện chủ trương sáp nhập bản, Chiềng Pằn hiện còn 9 bản, trong đó 6 bản có rừng, với tổng diện tích trên 2.000 ha. Những năm qua, ngoài đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, Chiềng Pằn là một trong những xã làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện Yên Châu.

 

Kiểm lâm phụ trách địa bàn và nhân dân xã Chiềng Pằn (Yên Châu) tuần tra bảo vệ rừng.

 

Trao đổi với ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã được biết, để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng, hằng năm, xã đều tổ chức các hội nghị cấp xã, bản để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và triển khai kế hoạch, phương án bảo vệ, phát triển và PCCCR tới toàn thể nhân dân. Chỉ đạo lực lượng Công an xã, ban CHQS xã tăng cường phối hợp với ban quản lý các bản tổ chức tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng. Đồng thời, quán triệt, triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng bảo đảm công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí để tạo thêm sinh kế, từng bước nâng cao đời sống người dân làm nghề rừng.

 

Đối với công tác nghiệm thu diện tích rừng đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, hằng năm, xã xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích hiện còn, kết hợp tuyên truyền chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng đến các chủ rừng và nhân dân; giải quyết kịp thời thắc mắc, kiến nghị của người dân trong quá trình triển khai thực hiện. Qua đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, đặc biệt là các chủ rừng. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2018, Chiềng Pằn đã được chi trả gần 3,5 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, trung bình mỗi năm gần 440 triệu đồng. Đây thực sự là nguồn tài chính hết sức quan trọng, mang tính bền vững, góp phần không nhỏ vào việc tạo thêm sinh kế cho người dân, khẳng định chính sách đã có tác động tích cực trong việc nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các chủ rừng và người dân đối với công tác bảo vệ, phát triển rừng. Từ nguồn kinh phí này, đối với các chủ rừng là hộ gia đình được đầu tư vào mua cây, con giống chuyển đổi cơ cấu sản xuất; còn đối với chủ rừng là cộng đồng, số tiền hằng năm nhận được, các bản đều tổ chức họp dân bàn bạc, thống nhất xây dựng phương án chi tiết các khoản chi tiêu bảo đảm công khai, dân chủ đúng theo hướng dẫn của Quỹ bảo vệ phát triển rừng tỉnh và được UBND xã xác nhận, kiểm tra. Trong đó, chủ yếu dùng để mua sắm dụng cụ phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ, PCCCR, mua cây giống trồng rừng; khen thưởng các hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, bổ sung vào kinh phí được hỗ trợ theo chương trình xây dựng nông thôn mới để thực hiện bê tông hóa đường nội bản, nội đồng, tu sửa các công trình thủy lợi, xây dựng nhà lớp học...

 

Được biết, trước đây khi chưa có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng ở các bản chủ yếu thực hiện theo quy ước, hương ước, nên vẫn còn xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nương. Từ khi triển khai thực hiện chính sách, đời sống của người dân làm nghề rừng được cải thiện, góp phần huy động cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Qua đó, chất lượng rừng được nâng lên, từng bước nâng độ che phủ của rừng và góp phần đáng kể vào bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, chống thiên tai, xói mòn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học. Đặc biệt, từ nguồn tài chính dịch vụ môi trường rừng, đã từng bước khắc phục được những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Các bản được hưởng chính sách đã tập trung rà soát, bổ sung xây dựng quy ước, hương ước, quy định rõ trách nhiệm của từng hộ gia đình và cá nhân trong việc quản lý bảo vệ rừng; củng cố tổ bảo vệ rừng, thường xuyên duy trì mỗi tổ có từ 14-16 thành viên. Qua đó, chất lượng của rừng tự nhiên, rừng trồng trên địa bàn xã đã được nâng lên rõ rệt, khối lượng lâm sản cũng được cải thiện, phát huy được vai trò phòng hộ đầu nguồn, từng bước phủ xanh đồi trọc.

 

Theo ông Đào Xuân Dũng, Chủ tịch UBND xã, cùng với những thu nhập khác từ rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc hỗ trợ sinh kế, tạo thêm việc làm, hạn chế các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Hiện nay, xã đang phối hợp với Chi nhánh Quỹ bảo vệ phát triển rừng Mai Sơn - Yên Châu tổ chức rà soát diện tích rừng trên địa bàn để thực hiện chi trả kinh phí của năm 2019 cho các chủ rừng. Đồng thời, tiếp tục đề ra những giải pháp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới, xây dựng phương án quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hiệu quả.

Ngọc Thuấn
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng

    Xây dựng Đảng -
    Công tác cải cách hành chính trong Đảng là nội dung quan trọng, góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 'Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Ngăn chặn trẻ em lao động trái pháp luật

    Xã hội -
    Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Sơn La, huyện Mai Sơn có nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ thu hút trẻ em lao động trái pháp luật. Vì vậy, huyện luôn quan tâm phòng ngừa lao động sớm ở trẻ em.
  • 'Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

    Xây dựng Đảng -
    Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp thực tế; chủ động đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ các lĩnh vực quản lý của ngành.
  • 'Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Đa dạng các sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt

    Du lịch -
    Cùng với chú trọng củng cố tổ chức hội vững mạnh, thời gian qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên phát triển thêm sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch của tỉnh Sơn La.
  • 'Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Tư vấn, giải quyết việc làm cho người lao động

    Xã hội -
    Những năm qua, huyện Sông Mã đã kết nối với các đơn vị tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị thông tin về thị trường lao động tại các xã, bản; tổ chức ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
  • 'Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

    VẤN ĐỀ HÔM NAY -
    Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong tỉnh Sơn La đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Đồng thời, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn của tỉnh, góp phần ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho nông dân.
  • 'Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Bảo vệ cây trồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan

    Xã hội -
    Sương muối và mưa đá là những hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các địa phương trong tỉnh đang chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ các loại cây vụ đông và cây trồng lâu năm trước tác động bất lợi của thời tiết.