Bản vùng biên nỗ lực phát triển kinh tế

Đến bản Co Lắc, xã Chiềng Tương (Yên Châu) dọc hai bên đường vào bản là những vườn mận xanh tốt, vườn chanh leo quả sai lúc lỉu; nhà văn hóa bản được xây dựng khang trang, kiên cố... Chúng tôi cảm nhận rõ bản vùng biên này đang “thay da, đổi thịt”.

Người dân bản Co Lắc, xã Chiềng Tương (Yên Châu) trao đổi kỹ thuật chăm sóc xoài.

Bản Co Lắc hiện có 186 hộ dân, với hơn 900 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông, đây là một trong những bản có số hộ dân đông nhất của xã Chiềng Tương. Trước đây, kinh tế của bà con trong bản phụ thuộc vào cây ngô, cây lúa, nhưng do đất sản xuất chủ yếu là đồi núi dốc, bạc màu, bà con chưa chú trọng đầu tư phân, giống và công chăm sóc, trình độ canh tác còn hạn chế, nên năng suất, chất lượng thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 70%. Trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, mong muốn đưa bà con trong bản thoát nghèo, Chi bộ đã chỉ đạo Ban Quản lý bản và các tổ chức đoàn thể bản Co Lắc tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với lợi thế của bản để đạt hiệu quả.

Trưởng bản Tếnh Lao Xua cho biết: Bản đã hướng dẫn bà con sử dụng các nguồn hỗ trợ từ Chương trình 135, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội... để mua cây, con giống đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời, vận động bà con tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng; tổ chức cho bà con đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các mô hình trồng cây ăn quả nhãn, xoài... ở các xã lân cận để áp dụng vào thực tế sản xuất của gia đình.

Toàn bản có hơn 200 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó hằng năm bà con duy trì thâm canh 156 ha ngô, 30 ha lúa. Bà con đang tích cực chuyển đổi đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, hiện bản đã phát triển lên 20 ha cây ăn quả các loại (11 ha mận hậu và 6 ha cây chanh leo, 3 ha các loại cây: hồng giòn, đào, sơn tra, nhãn, xoài...). Người dân bản Co Lắc đang từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi, từ thả rông gia súc sang chăn dắt, làm chuồng trại nuôi nhốt; trồng 3 ha cỏ để làm thức ăn cho đàn gia súc; chú trọng tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ để đàn vật nuôi phát triển tốt... Cả bản hiện có gần 1.600 con gia súc và 3.740 con gia cầm. Ngoài ra, bà con trong bản còn khoanh nuôi, bảo vệ tốt 311 ha rừng, hằng năm được nhận 80 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Số tiền này, bản sử dụng để tu sửa đường giao thông, chi trả cho đội tuần tra rừng và chia cho các chủ rừng, giúp các hộ tăng thêm thu nhập. Với sự nỗ lực trên, bước đầu đời sống người dân bản Co Lắc đã có chuyển biến tích cực, với thu nhập bình quân 8,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 56%. Đặc biệt, đã có một số hộ gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình trồng cây ăn quả, như gia đình các ông: Thào Lao La, Tếnh Lao Sềnh, Lỳ Lao Tông...

Là một trong những gia đình đi đầu về phát triển mô hình chanh leo, ông Lỳ Lao Tông, bản Co Lắc cho biết: Được bản vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, năm 2018, gia đình tôi đã chuyển 1 ha trồng ngô, năng suất thấp sang trồng cây chanh leo. Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật chăm sóc do cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn, nên vườn chanh leo phát triển tốt. Vụ năm ngoái, tôi thu được hơn 40 triệu đồng, năm nay mới đầu vụ nhưng cũng đã thu được gần 20 triệu đồng, ước tính đến cuối vụ sẽ thu thêm khoảng 50 triệu đồng nữa. Chanh leo cho thu hoạch nhiều lứa trong năm, nên gia đình tôi có thu nhập thường xuyên, đời sống được cải thiện rất nhiều.

Để tiếp tục giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hiện nay, bản Co Lắc vận động bà con mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả; có kế hoạch thành lập hợp tác xã, nhằm hỗ trợ cây, con giống, phân bón chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây để bà con áp dụng vào thực tế sản xuất. Đồng thời, tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông sản của bản... Tuy nhiên, việc vận chuyển nông sản hàng hóa ở Co Lắc còn khó khăn, do tuyến đường nội bản là đường đất. Đặc biệt, mùa thu hoạch nông sản hầu hết vào mùa mưa, đường lầy lội, trơn trượt, xe tải không thể vào vận chuyển được, người dân phải vận chuyển bằng xe máy ra ngoài để tiêu thụ, mất nhiều thời gian, công sức mà chất lượng nông sản cũng bị ảnh hưởng, nên thường bị tư thương ép giá... Được biết, tuyến đường nội bản dài 3 km có dự án hỗ trợ đầu tư, nhưng mới thực hiện 120 m thì dừng lại đã nhiều năm, nay đã xuống cấp nghiêm trọng, hiện tuyến đường vẫn đang dở dang. Vì vậy, bà con bản Co Lắc rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành có thẩm quyền đầu tư xây dựng đường giao thông nội bản, tạo động lực để bà con bản vùng biên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Huyền Trăng
BÌNH LUẬN

Bạn còn 500/500 ký tự

Bạn vui lòng nhập từ 5 ký tự trở lên !!!

Tin mới

  • 'Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Chủ động phòng cháy, chữa cháy từ cơ sở

    Alo 114 -
    Mộc Châu là huyện trọng điểm về phát triển du lịch, công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ trên địa bàn luôn được Công an huyện quan tâm, triển khai nhiều biện pháp, gắn với tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • 'Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ

    Khoa Giáo -
    Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, Trường Mầm non Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • 'Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Hiệu quả các hoạt động cứu trợ nhân đạo

    Xã hội -
    Bằng nhiều hoạt động thiết thực, những năm qua, các cấp hội chữ thập đỏ trên địa bàn huyện Thuận Châu đã phát huy vai trò nòng cốt, là “cầu nối” trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo, khơi dậy lòng nhân ái trong cộng đồng, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương.
  • 'Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Ghi ở Trạm Y tế xã Yên Sơn

    Sức khỏe -
    Đến với Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, chúng tôi ấn tượng với cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, khuôn viên rộng rãi; phòng khám, điều trị được bố trí thuận tiện, có biển chỉ dẫn rõ ràng; y, bác sĩ tận tình thăm khám cho nhân dân.
  • 'Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính nhà nước

    Cải cách hành chính -
    Thực hiện phương châm tăng cường công khai giải quyết thủ tục hành chính trên cả 3 phương diện: Thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết, phí và lệ phí, tỉnh Sơn La đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
  • 'Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Phù Yên mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Huyện Phù Yên có dân số trên 121 nghìn người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc thu hút, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn thể tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, quyền lợi và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình.