Những năm qua, cùng với làm tốt công tác xây dựng tổ chức đảng vững mạnh, Đảng bộ xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, chăm sóc, trồng mới các loại cây ăn quả, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Ngày 26/10, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ công tác nghiên cứu, tham mưu giúp việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Trường Chính trị tỉnh đạt chuẩn, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Tổ công tác 473) đã chủ trì cuộc họp về tiến độ xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Trường Chính trị tỉnh.
Ngày 26/10, đồng chí Lã Minh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Sơn La đã dự sinh hoạt định kỳ của Chi bộ bản Nà Lầu, xã Mường É, huyện Thuận Châu.
Những năm qua, Đảng bộ xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu, luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Thực hiện nhiều giải pháp phát triển đảng viên mới, bảo đảm số lượng và chất lượng, nhất là khắc phục khó khăn trong công tác tạo nguồn, từ năm 2021 đến nay, Đảng bộ xã Quang Huy, huyện Phù Yên đã kết nạp thêm 46 đảng viên mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tại cơ sở.
Ngày 24/10, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đã dự sinh hoạt thường kỳ của chi bộ bản Co Mạ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu.
Thực hiện Kết luận số 1037-KL/TU ngày 12/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương bố trí bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, đến nay, huyện Thuận Châu có 253/391 bí thư chi bộ đồng thời là trưởng bản, đạt 64,7% tổng số bản, tiểu khu. Những cán bộ gánh “hai vai” luôn nêu cao trách nhiệm, nhiệt huyết, phát huy vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương.
Chi bộ bản Nhọt 2, xã Gia Phù, huyện Phù Yên hiện có 19 đảng viên. Những năm qua, Chi bộ luôn đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế, chăm lo đời sống của nhân dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân - vết tích xấu xa của xã hội cũ là kẻ địch “nội xâm”; là thứ vi trùng mẹ “rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc.
Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta đã thu được kết quả tích cực. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực được xử lý nghiêm. Những vụ án ấy đã ít nhiều tác động đến tâm lý cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu thiếu bản lĩnh sợ sai, sợ trách nhiệm không dám làm gì. Có cán bộ thốt lên rằng “Làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai”, vì thế mà không muốn làm gì. Thực tế này rất đáng báo động. Vậy thực hư câu chuyện là gì?
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, Đảng bộ xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn đã nghiêm túc quán triệt, phát huy tốt vai trò lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng ở cơ sở, từ năm 2020 đến nay, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Huyện ủy Mai Sơn đã phân công các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy dự sinh hoạt với các chi bộ bản, tiểu khu.
Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn, gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở”, đã tạo chuyển biến tích cực về công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, góp phần đưa nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống.
Với phương châm “Ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên”, những năm qua, Đảng bộ huyện Thuận Châu luôn quan tâm, chú trọng công tác phát triển đảng viên. Đến nay tất cả các bản, trường học, trạm y tế tại 6 xã vùng cao đều có chi bộ với trên 1.000 đảng viên.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Xem đây là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng và là truyền thống quý báu của Đảng. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó cán bộ, đảng viên phải “tự giác nêu gương” là luận điểm nổi bật:“Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiền phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu gương”.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, nhất là phương cách thực hành công tác “dân vận khéo” mà Người khẳng định trong bài báo “Dân vận”, đó là: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Đây là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức thực hiện công tác dân vận có hiệu quả trong mọi thời kỳ cách mạng.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được phát động và trở thành trọng tâm của phong trào thi đua yêu nước ngành dân vận, được cấp ủy, hệ thống chính trị tích cực hưởng ứng, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Kiểm tra, giám sát là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, ngày 16/10/1948, tại chiến khu Việt Bắc, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Quyết nghị số 29-QN/TW về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Cơ quan Kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng ta. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) Ban Kiểm tra Trung ương Đảng được đổi tên thành Ủy ban Kiểm tra Trung ương.